Thường huấn
Lao động trong đời sống đan tu
Lao động Kitô giáo được thể hiện qua qua bốn đặc tính: tiếp nối công trình tạo dựng của Thiên Chúa, tạo ra của cải vật chất để phục vụ các nhu cầu của con người, thực hiện hành vi bác ái qua việc giúp đỡ tha nhân và là phương thế để thánh hoá bản thân (x. GLHTCG 2426 - 2427). Khi trực tiếp thực hiện việc lao động, con người, một cách nào đó, đã cộng tác với Thiên Chúa, Đấng làm việc không ngừng trong sự sáng tạo và quan phòng vũ trụ vạn vật.
Vấn đề truyền thụ ngày nay
“Truyền thụ (tradere, tiếng La tinh) nghĩa là gì? Phải truyền thụ từ ai, cho ai thì mới chính đáng?
NHỮNG THÀNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Như một cốc nước đục, mỗi ngày chỉ nhỏ vào một giọt nước sạch thôi, theo thời gian cốc nước đó sẽ trở thành tinh sạch. Chúng ta hãy thử một lần như thế với những thành kiến đang có về người anh em.
TÌNH HUYNH ĐỆ KITÔ GIÁO TRONG FRATELLI TUTTI VÀ ĐỨC “KIÊM ÁI” CỦA MẶC TỬ
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề chính của Thông điệp là “tình huynh đệ Kitô giáo” và đức “Kiêm ái” của Mặc Tử, nhà hiền triết Trung Hoa sống vào thế kỷ V-IV trước Công nguyên, để hiểu biết thêm về “tình huynh đệ phổ quát” qua một khoảng cách dài của không gian và thời gian.
THIÊN CHÚA QUA CẢM NGHIỆM CỦA CÁC NHÀ THẦN BÍ TIÊU BIỂU
Cảm nghiệm của các nhà thần bí về Thiên Chúa, có thể được coi như là vầng dương soi rọi vào đêm đen, làm cho con người thời đại, hay người Kitô hữu, cách đặc biệt các đan sĩ biết thức tỉnh khả năng đang tiềm ẩn trong mình, cũng như biết được đâu là chân hạnh phúc, là Mục Đích Tối Hậu mà người hiện sinh vươn tới. Chỉ cần một câu nói hay môt cái nhìn thánh thiện, một cuộc gặp gỡ với các nhà thần bí sẽ giúp chúng ta nhận ra khả năng đang có trong bản thân.
Ý NGHĨA VÀ CÙNG ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC
Lý do là vì, điều cốt lõi của việc học không phải chủ yếu là để đạt điểm cao, để có đủ điều kiện cho một công việc, hoặc để trở thành một người toàn diện. Đúng hơn, nghiên cứu, học hành là để tìm ra mục đích tối hậu của chúng trong bối cảnh của tình yêu.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: NHÂN PHẨM VÀ BÌNH ĐẲNG THEO THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI
Xuyên suốt Thông điệp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vị trí ưu tiên của tình yêu thương giữa con người với nhau, trong cả bối cảnh xã hội lẫn chính trị. Bằng cách khơi gợi lên tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, Đức Thánh Cha đã mơ ước có một thế giới đại đồng, trong đó mọi người được yêu thương và tôn trọng xứng với nhân phẩm.
Đan Viện Phước Lý: QUY CHẾ HUẤN LUYỆN ĐAN TU
Huấn thị Potissimum Institutioni dành cả chương III để trình bày 4 giai đoạn đào tạo tu sĩ cho tất cả các Hội dòng nói chung: Tiền tập, Tập viện, Khấn tạm và Khấn trọn. Mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, và yêu cầu đặc thù để nhận thấy sự chuyển biến trong đời sống tâm linh. Việc huấn luyện phải bao gồm cả lãnh vực thiêng liêng và tông đồ, đạo lý cũng như thực hành; tăng trưởng về đời sống nhân bản, đạo đức, tri thức và thiêng liêng.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: ĐỐI THOẠI XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ
Đối thoại là con đường đưa tới hiểu biết và yêu thương. Trên con đường đó, chúng ta phải nói chuyện, trao đổi với nhau trong tinh thần lắng nghe, nhìn nhận và tôn trọng; trên con đường đó, chúng ta phải kiên trì, can đảm và quảng đại.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: BÁC ÁI – TRÁI TIM THIÊNG LIÊNG CỦA CHÍNH TRỊ
“Bác ái trong chính trị” là lòng yêu thương phổ quát của các nhà lãnh đạo đứng đầu trong bộ máy nhà nước, hầu đem lại công bình, hạnh phúc, và lợi ích cho nhân dân, là làm cho Quốc thái dân an.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: YÊU THƯƠNG LÀ ĐÓN TIẾP, BẢO VỆ, GIÚP THĂNG TIẾN VÀ HÒA NHẬP
Di dân không phải là một vấn đề mới, nhưng đối với mỗi người chúng ta đang hiện diện ở đây, cảm thấy rất xa lạ với nó. Vì chúng ta ít được nghe đến nó. Thật vậy, vấn đề di dân đã có từ thuở xa xưa. Lật lại những trang Kinh Thánh, ta thấy tổ phụ Abraham đã di cư từ thành Ur đến đất Canaan; tổ phụ Giacob đã di cư từ đất Canaan đến Ai Cập để tránh nạn đói; và gần nhất là gia đình Thánh gia phải di cư và sống tị nạn ở Ai Cập để trốn sự truy bắt của vua Herode…
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: TÌNH YÊU - LỰC ĐẨY ĐỂ MỞ RA
Một người không ra khỏi chính mình là tự đóng kín chính mình, luôn quay về mình để thỏa mãn, để ngắm nghía mình, chỉ muốn cho kẻ khác phục vụ mình, khen tặng mình đó là những dấu hiệu ấu trĩ, tự thu hẹp chính mình vào ốc đảo. Một con người luôn ra khỏi chính mình là người hướng đến Thiên Chúa, hướng đến lý tưởng, hướng đến tha nhân và thế giới. Biết nhu cầu ích lợi của kẻ khác, không chiếm đoạt, chỉ quên mình phục vụ.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ TỰ DO, BÌNH ĐẲNG VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ
Đời sống huynh đệ cần được thêu dệt qua những mối tương quan thân tình và chia sẻ sự hiệp thông huynh đệ với anh em mình trong cộng đoàn. Để một khi Đan sĩ chấp nhận mang gánh nặng cho nhau như thánh Phaolo nói: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô”, thì chúng ta dễ dàng đón nhận “cái là” rất khác biệt của người anh em trong cộng đoàn.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: TÌNH HUYNH ĐỆ GIỮA MỘT THẾ GIỚI KHÉP KÍN
Giữa một thế giới khép kín, chủ nghĩa cá nhân ẩn núp và phát triển đằng sau những công nghệ mới cũng được Ðức Thánh Cha quan tâm. Ngài bày tỏ sự lo ngại về nền văn hoá xây tường đang làm nảy sinh những hình thức tệ nạn gây ra lo sợ và cô lập.
Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: YÊU THƯƠNG GIỮA SỰ KHÁC BIỆT
Ngày nay nhiều người ý thức họ không thể sống cô lập giữa những người này với những người khác, mỗi nhóm hoặc mỗi xứ sở không thể ẩn núp đàng sau biên giới mình; và toàn thể nhân loại mặc dầu bị xé lẻ và phân chia thành nhiều nhóm chống đối nhau nhưng cũng chỉ là một gia đình duy nhất.