Thần học

Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh

Kinh Sáng Danh có một ý nghĩa sâu sắc và đa chiều trong phụng vụ Công giáo, phản ánh nhiều khía cạnh của đức tin và lòng tôn thờ đối với Thiên Chúa.

Nhân đức tôn giáo theo thánh Tôma Aquinô và việc giáo dục lòng tôn trọng trong một thế giới thế tục hóa

Nhân đức tôn giáo là một hình thức của công bằng. Sự công bằng này, cách chung, cốt ở việc duy trì -với những người khác- những tương quan xứng hợp với cái họ là và với cái chúng ta là, nói khác đi, là trả lại cho mỗi người cái thuộc về họ. Như thế, nhân đức tôn giáo xuất hiện như một trường hợp hoàn toàn đặc thù về công bằng.

TÍNH BẤT KHẢ NGỘ THƯỜNG BỊ HIỂU SAI - Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA TÍNH BẤT KHẢ NGỘ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÀ GÌ?

Tính bất khả ngộ của Giáo hoàng, được Công đồng Vaticano I long trọng xác định trong Hiến chế Tín lý “Mục tử Đời đời” (Pastor Aeternus) năm 1870, từ lâu đã gây tranh cãi và thường xuyên bị hiểu lầm trong và ngoài Giáo hội. Một số người Công giáo hậu Công đồng lập luận rằng Đức Giáo hoàng không thể sai lầm, nên trong tương lai, Giáo hội không cần thiết phải có các công đồng nữa.

SÁU LÝ DO ĐỪNG QUÊN MẸ MARIA

Lòng sùng kính Đức Mẹ của Đức Bênêđictô XVI, được thể hiện một cách tuyệt vời trong “sáu lý do đừng quên Mẹ Maria được Ngài nêu rõ trước đây. “Sáu lý do đừng quên Mẹ Maria” trích từ sách “The Ratzinger Report”, Nhà xuất bản Ignatius, 1985.

TÍN ĐIỀU ĐẦU TIÊN VỀ ĐỨC MARIA: ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

Giáo lý Hội thánh Công giáo (GLHTCG) số 509 tóm tắt giáo huấn ấy như sau: “Đức Maria thực sự là ‘Mẹ Thiên Chúa’ vì là Mẹ của Con Thiên Chúa làm người, người Con hằng hữu ấy cũng chính là Thiên Chúa”. Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” chỉ ra chân lý cao cả của mầu nhiệm Nhập thể, Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật.

CÁNH CHUNG VÀ PHỤNG VỤ

Cánh chung luận (eschatología) là một tên đặt ra từ cuối thế kỷ XVII cho khảo luận về những tại cuối cùng của loài người, Giáo hội và thế giới. Đây là một đề tài quan trọng trong mạc khải Kitô giáo, đã được đưa vào các tín biểu đức tin, và thu hút nhiều chú ý trong thần học, phụng vụ và mục vụ.

ĐỨC MARIA TRONG MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà - câu nói này báo trước cuộc khổ nạn của người Con, nhưng cũng sẽ trở thành cuộc thương khó của chính Đức Maria.

ĐỨC MARIA NHƯ MỘT NỮ NGÔN SỨ

Các giáo phụ đã tổng kết những đặc tính này bằng một hình ảnh đẹp đẽ và hùng hồn, chẳng hạn thánh Theodotus thành Ancyra, thế kỷ V, đã viết như sau: “Đức Trinh nữ đã hạ sinh. . . vị Nữ Ngôn sứ đã hạ sinh một trẻ thơ. . . Nhờ nghe mà Đức Maria, Nữ Ngôn sứ, đã cưu mang Thiên Chúa hằng sống.

MARIA, THIẾU NỮ SION - MẸ CỦA NHỮNG KẺ TIN

Những gì nói về người thiếu nữ Sion trong sách ngôn sứ Xôphônia giờ đây hướng đến Đức Maria: Mẹ được đồng hóa với thiếu nữ Sion, Mẹ chính là thiếu nữ Sion. Tương tự, Đức Giêsu, Đấng Mẹ được phép cưu mang, được đồng hóa với Giavê, Thiên Chúa hằng sống.

THẦN HỌC KINH VIỆN VÀ THẦN HỌC ĐAN VIỆN

Có hai nơi đã diễn ra những hoạt động thần học sôi nổi này là đan viện và trường của nhà thờ chính tòa thuộc thành phố, hay còn gọi là “scholae”; một số các trường này sau đó phát triển thành những trường đại học, đó là một trong những “phát minh” tiêu biểu của thời Trung cổ Kitô giáo. Căn cứ vào hai nơi này, đan viện và “scholae”, người ta có thể nói về hai hình thức khác nhau của thần học: “Thần học đan viện” và “Thần học kinh viện”.

EX CATHEDRA - ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ CÁC ĐỨC GIÁM MỤC THI HÀNH QUYỀN BÍNH GIÁO HUẤN NHƯ THẾ NÀO?

Giám mục Rôma (Giáo hoàng), trong sự hiệp thông với các giám mục huynh đệ của ngài, cũng có thể định tín cách long trọng một tín điều của Giáo hội. Điều này rõ ràng do Vatican I đã chủ trương. Nhưng, [...] công đồng đã xác định rõ một số những giới hạn và những điều kiện quan trọng để thực hành ơn bất khả ngộ mang tính giáo hoàng. Công đồng đã chủ trương rằng Đức giáo hoàng có thể dạy một cách bất khả ngộ chỉ ex cathedra, nghĩa là “từ ngai tòa thánh Phêrô,” xét như vị chủ chăn phổ quát của toàn thể Giáo hội...

VỀ THẦN TÍNH VÀ NGÔI VỊ TÍNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Trong ngôn ngữ Kitô giáo, ngôi vị chỉ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần để phân biệt các tương quan của Ba Ngôi. Ba Ngôi phân biệt nhau nhờ tương quan, nhưng hiệp nhất, nhờ bản tính, một Thiên Chúa duy nhất.

Bàn về quyền Tối Thượng và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha sau 150 năm sau Công Đồng Vatican I

Một trăm năm mươi năm trước đây, vào ngày 18 tháng 7 năm 1870, Hiến Chế “Pastor Aeternus” (Đấng Chủ chăn vĩnh hằng), trong đó công bố hai tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng.

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC CỬ HÀNH, TÔN THỜ VÀ CẢM MẾN TRONG THÁNH THỂ

Nếu tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa thật bao la, hải hà và trùng khơi như thế, chỉ vì “chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, thì chẳng phải tất cả hiện hữu của Đức Kitô là vượt qua, là tình yêu xót thương “siêu vượt” bản thân để trần gian được hòa giải, trở về và nên một với Thiên Chúa? (2 Cr 5,19). Theo nghĩa này, Thánh Thể là Hy Lễ Tạ Ơn của “Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14), đã trở thành hình hài, căn nguyên, mẫu mực của Lòng Thương Xót. Vì Thánh Thể là dấu chứng cụ thể khả nghiệm của một tình yêu xót thương “đến cùng” (Ga 13,1), trong đó, chúng ta gặp gỡ lãnh nhận chính Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Gặp gỡ hiệp thông với Người là gặp gỡ hiệp thông với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

NỀN TẢNG CHUNG THỦY CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TRƯỚC THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI HÔM NAY

Khi Đức Kitô đến trong trần gian, Đức Kitô đã nâng hôn nhân tự nhiên lên hàng Bí tích và ban ơn thánh: “Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã từng hỏi Người về điều này, Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới người vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và nếu bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Như thế, Thiên Chúa sáng tạo con người có phái tính và xã hội tính, để con người bổ túc cho nhau trong đời sống cộng đoàn yêu thương.

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ THẦN HỌC CỦA LỜI KHẤN CÔNG THEO GIÁO LUẬT 1983 (ĐIỀU 654)

Trên bình diện pháp lý lời khấn dòng là một yếu tố cốt yếu để có thể được Giáo hội công nhận như một bậc sống tu trì. Điều 207§2 của Giáo luật 1983 khẳng định như sau: trong cả hai thành phần giáo sĩ và giáo dân có những kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và phục vụ sứ mạng cứu độ của Giáo hội do việc tuyên giữ các lời khuyên phúc âm hoặc những mối ràng buộc thánh khác được Giáo hội phê chuẩn và công nhận. Bậc sống của họ thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội. Do đó việc tuyên khấn được coi như một hành vi pháp lý bao gồm những yếu tố thiết yếu là nội dung lời khấn và những kết quả pháp lý đi kèm theo việc khấn dòng và được thực hiện bởi khấn sinh có tư cách (đ. 124).

Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô theo thánh Phaolô

“Thiên Chúa là Đấng đã phục sinh Đức Giê-su Ki-tô” (Cl 2,12) là lời tuyên xưng của Hội Thánh, lời tuyên xưng này này mang ý nghĩa ngạc nhiên và sửng sốt. Hình như không có kiểu nói nào tự phát hơn và vượt lên trước lời ấy, không có lời nào cảm kích hơn. Biến cố làm ứng nghiệm lời ngôn sứ trong Cựu Ước: “Ngài thật là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (Kn 16,13), nghĩa là Thiên Chúa làm cho những người chết được sống, kêu gọi sự vật từ hư vô đến hiện hữu (x. Rm 4, 17). Đây là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa, trong đó tỏ lộ tính siêu việt và quyền năng của Thiên Chúa.

ĐỨC KITÔ LÀ MẪU GƯƠNG CHO ĐAN SĨ VỀ ĐỜI SỐNG YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ

Tất cả các Kitô hữu, cách riêng là các đan sĩ, dù sống ở đâu hay đấng bậc nào, đều có thể dùng chứng tá và gương mẫu đời sống bằng cách thể hiện con người mới mà họ đã tiếp nhận qua bí tích Thánh Tẩy. Như vậy, để có thể làm chứng cho Đức Kitô cách hữu hiệu, các đan sĩ được mời gọi trở nên: Muối cho đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-14), hay như men trong bột (x. Mt 13,33).

Đức Maria điểm qui chiếu để các Đan sĩ sống Lời Khấn

Đời sống của đan sĩ không thể tách rời những yếu tố như: cầu nguyện, bác ái, tình huynh đệ và thinh lặng, bởi đây là những yếu tố tạo nên những tâm lòng tinh khiết với thành quả của nó là được bình an, dịu hiền, tin tưởng và đơn sơ. Đây cũng là những yếu tố mà chính Đức Maria đã sống và vì thế nó sẽ là những điểm qui chiếu, để đan sĩ Xitô sống trọn lời khấn của mình.

Đan sĩ không hãnh diện điều gì khác ngoài Thập giá Đức Kitô

Nơi Thập Giá, Đức Giêsu biểu lộ tình yêu của Chúa Cha, đồng thời Ngài cũng biểu lộ tình yêu của mình dành cho Chúa Cha. Ngài đã biểu lộ nhiều lần và nhiều cách trong cuộc sống tại thế, nhưng cao điểm tình yêu của Ngài là Giờ Vượt Qua thế gian về cùng Cha. Giờ đó là giờ làm Con cách trọn vẹn. Mầu nhiệm làm Con Vĩnh Cửu được mạc khải trong cái chết. Câu nói: “Đã hoàn tất” chỉ có thể thốt ra vào lúc chết. Mạc khải đã hoàn tất.

SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ THEO THÁNH PHAOLÔ

Cuộc gặp gỡ với đức Giêsu sống lại đó đã biến đổi cách mà Phaolô suy nghĩ về Thiên Chúa và về chính mình. Đó chính là giây phút ân sủng mà vị tông đồ đã trân trọng trong suốt cả cuộc đời mình.

CHÂN LÝ VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT

Công lý là điều tốt. Nó là nền tảng của cuộc sống. Nhưng còn có một điều gì đó cao vượt hơn công lý, đó chính là sự mở rộng vô biên của tấm lòng thương xót. Công lý thì minh bạch, nhưng một bước xa hơn nó sẽ trở thành lạnh lùng. Lòng thương xót thì chân thành, thẳng thắn; với những tính chất này, lòng thương xót sưởi ấm và cứu thoát. Công lý kiểm soát, sắp đặt cuộc sống; còn lòng thương xót tạo ra cuộc sống. Công lý làm thỏa mãn tâm trí rằng mọi thứ đều đâu vào đó, nhưng lòng thương xót đưa đến niềm vui của một đời sống đầy sáng tạo.

“Chạy đua” trong Kinh Thánh: ý nghĩa cho đời sống Kitô hữu

Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng.

BỮA ĂN GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ BÀN TIỆC THÁNH

Từ xa xưa trong bữa ăn gia đình Việt Nam, chúng ta thấy cả ông bà, cha mẹ, con cháu đều quây quần bên một cái mâm tròn, đặt giữa một chiếc chiếu vuông hay trên một chiếc phản vuông, không phân biệt già trẻ lớn bé, các con các cháu đều ngồi quây quần bên cha mẹ, ông bà... Ăn chung với nhau, cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi, cùng nhau để thương yêu nhau, gạt bỏ mọi ích kỷ, xa cách, tự cao tự đại. Một hình ảnh thật tuyệt vời của hai bữa ăn: bữa ăn truyền thống gia đình Việt Nam và Bàn Tiệc Thánh.
Thiết kế Web : Châu Á