THAM KHẢO

Ý NGHĨA KITÔ GIÁO TRONG TẾ NAM GIAO CỦA NGƯỜI VIỆT

Đất nước Việt Nam có một bề dày lịch sử với bao thăng trầm trong việc dựng nước và giữ nước, bắt đầu từ những tộc người thiểu số đến việc phát triển thành một đất nước độc lập…

Ý NGHĨA KITÔ GIÁO TRONG TẾ NAM GIAO CỦA NGƯỜI VIỆT

 

Dẫn nhập

Đất nước Việt Nam có một bề dày lịch sử với bao thăng trầm trong việc dựng nước và giữ nước, bắt đầu từ những tộc người thiểu số đến việc phát triển thành một đất nước độc lập…Song song với việc phát triển lãnh thổ và vật chất, đời sống tinh thần và tâm linh cũng phát triển theo; niềm tin tôn giáo từ sự bộc phát mộc mạc thời sơ khai, đến việc ảnh hưởng của tôn giáo du nhập và trải qua bao thăng trầm tôi luyện, người Việt đã có được một niềm xác tín vào sự hiện diện của ông Trời vừa siêu việt vừa gần gũi với cuộc sống của họ. Thế nhưng, niềm tin của người Việt lại mang tính đại đồng, vừa sẵn sàng tiếp thu mọi ảnh hưởng của các tôn giáo lại vừa giữ cho mình những nét rất riêng, vì thế, tự nó tạo nên một nền thần học rất phong phú. Chính điều này thật không dễ dàng khi nghiên cứu một nền thần học Việt Nam, cách riêng về ngôi vị độc nhất của Trời… trong giới hạn bài này, chỉ xin tập chú vào tìm hiểu những nét thần học chính yếu qua Tế Nam Giao mà thôi.

  1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TẾ ĐÀN NAM GIAO

Con người là một hữu thể tôn giáo nghĩa là đời sống tinh thần của họ luôn gắn liền với ý niệm niềm tin và lời cầu nguyện. Niềm tin tiềm ẩn trong tâm thức mỗi người và thường được biểu lộ ra bằng lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này có thể là âm thầm và mang tính cá nhân, nhưng cũng có những lúc lời cầu nguyện mang tính tập thể có nghi thức và tổ chức long trọng như nghi lễ cầu mùa, lễ cầu an… Một trong những hình thức cầu nguyện mang tính tập thể có quy mô lớn và long trọng, trong niềm tin của người Đông Phương, đó là lễ tế Nam Giao.

Vậy lễ tế Nam Giao là gì ? Nó có nguồn gốc từ đâu? Cách thức lễ tế như thế nào?...

1. Từ ý: Nam Giao được kết từ hai chữ “Nam” và “Giao”.

Nam: Nghĩa là phía Nam, theo quan niệm địa lý của phương Đông, phía nam là hướng ánh sáng, nơi có ông Trời ngự, ngược với hướng Bắc là tối tăm[1]. Riêng đối với người Việt, Nam còn được hiểu là Nước Nam (phần lớn các triều đại trong lịch sử nước ta chọn quốc hiệu có chữ Nam như (Nước Nam, Đại Nam, Nam Việt, An Nam, Việt Nam).

Giao: nghĩa là giao hòa, gặp gỡ.

Như vậy, Nam Giao là nơi vua chúa và thần dân hướng về phía nam (nơi có Trời ngự), để gặp gỡ giao hòa với Trời qua việc dâng lễ vật å tỏ lòng hiếu kính, dâng sớ để trình tấu việc đất nước và cầu Trời ban phước lành[1].

2. Nguồn gốc:

Tế Nam Giao là một nghi lễ có từ rất xa xưa từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam:

Trung Quốc: các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho rằng: Tục tế Trời Đất có từ thời vua Phục Hy (2852-2737 tcn). Tương truyền rằng vua Phục Hy thấy bức Hà Đồ do một con rùa từ dưới sông Hoàng Hà đội lên, vua nhìn đó và vạch ra Âm Dương- Bát Quái, trong đó có quẻ Thiên (Trời), ứng với phía Nam, với ánh sáng…Trong thời này, có tế đàn Nam Giao nói lên một nước độc lập và có cơ cấu tổ chức. Việc tế Nam Giao chỉ có mục đích cầu an.

Đến cuối đời nhà Chu (1050-770 tcn) bắt đầu loạn lạc, các nước thay nhau “ tranh bá xưng hùng”, Nước nào là chủ mới được xây Đàn Nam Giao và vua nước đó được gọi là Thiên Tử có quyền tế Trời, còn các vua chư hầu chỉ được gọi là Vương Công. Từ đó Tế Nam Giao có thêm ý nghĩa mang màu sắc chính trị.

Tuy nhiên, theo quan niệm Phương Đông: “ Trời sinh ra muôn vật, điều khiển mọi sự và chủ trì vận mệnh mọi người”[1]. Vì thế, tế Trời phải cử hành ở nơi trang trọng nhất để nói lên thái độ kính cẩn và tôn trọng của con người đối với Trời là vị chủ tế tác thành và điều khiển vũ trụ càn khôn[1]. Có lẽ từ quan niệm đó mới sinh ra việc chọn hướng, chọn nơi trang trọng để tế lễ Trời Đất. Lễ Tế Nam Giao được hình thành và phát triển có quy mô lớn vào thời Nho Giáo (Trung Quốc) khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.[1]

Việt Nam: Thế kỷ XI khi Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) xây được một nền độc lập chính thức cho đất nước, nhà Lý cho xây dựng Nam Giao, như một cánh để tạ ơn Trời, đồng thời khẳng định với phương Bắc về chủ quyền của nước Nam. Tế Đàn Nam Giao được xây dựng đầu tiên ở phía Nam Thăng Long và mỗi năm tế một lần vào ngày đầu năm, nhà vua thay dân tế Trời để tạ ơn và cầu xin cho được quốc thái dân an.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vừa có vua vừa có chúa chẳng rõ ai là Thiên Tử để tế Trời, và hình như thời này không còn tế Nam Giao.

Khi Nguyễn Aùnh chiếm được Thăng Long, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Năm 1802, vua đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Vào 1803 vua cho xây dựng đàn Nam Giao tại làng An Ninh (Huế), đến 1806 đàn Nam Giao được dời về phía Nam của kinh thành, đặt trên một quả đồi lớn thuộc làng Trường An thành phố Huế.

3. Kiến trúc:

Khởi đầu tế đàn rất đơn giản, chỉ là một gò đất cao ở phía nam, trên đó là một bàn thờ lộ thiên là nơi để vua thay dân tế Trời vào đầu năm để cầu bình an cho dân nước, xin cho được mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt… Nhưng dần dần trải qua các triều đại, xã hội phát triển đời sống kinh tế và văn hoá dân nước được nâng cao thì tế đàn cũng được xây dựng một cách có quy mô, có ý nghĩa mang tính tôn giáo và triết lý hơn.

Đến thời vua Gia Long, tế đàn Nam Giao được xây dựng rất công phu và có quy mô lớn: Đàn gồm 3 tầng xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “Tam Tài”: Thiên- Địa-Nhân. Xung quanh được bó gạch xếp chắc chắn. Nền đàn có kích thước 340 x265m.

Tầng trên cùng : Hình tròn gọi là viên đàn, tượng trưng cho Trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh, có đường kính 40,5m, cao 2,8m. trên nền  viền đàn có lót những viên đá có thanh lớn được khoét lỗ tròn, đến kỳ tế lễ những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh, có hình nón gọi là thanh Oác.

Tầng dưới cùng: Hình vuông có lan can quét vôi màu đỏ, tượngtrưng cho con người, có kích thước 165m x165m, nền cao 0,85m. cả 3 tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông- Tây-Nam-Bắc. Ngoài bàn thờ Trời-Đất, hai bên còn có hương án thờ Tiên Đế và bên cạnh còn có 8 hương án phụ thờ thần Mặt Trời- Mặt Trăng, các Tinh Tú, thần Mây, Mưa, Gió,Sấm; Thần Núi, Thần Sông, Thần Biển…

Xung quanh đó còn có các công trình phụ như: Trai cung, là nơi dành cho vua nghỉ ngơi, trai tịnh vài ngày trước khi cử hành lễ tế. Thần trụ,  tức là nhà bếp nơi chuẩn bị các con vật chuẩn bị cúng tế.[1] Thần khố, tức là nhà kho chứa đồ cúng tế.

4. Nghi lễ:

Nghi lễ là trọng tâm, là cao điểm nên phải được chuẩn bị rất kỹ càng từ đồ trang trí đến lễ vật và cả những người sẽ trực tiếp cử hành nghi lễ.

Ba ngày trước hôm đại lễ, vua ngự giá từ Đại Nội đến ở trai cung, để trai giới trong ba ngày. Trong thời gian này các cơ quan trợ tế ở tạm tại các nhà tranh dựng xung quanh sân. Có một buổi tập do một vị đại thần đóng vai chủ tế thay vua.

Chính lễ: Bắt đầu đúng giờ Tý, vì vua là Thiên Tử nên chỉ có vua mời thay dân để chủ tế, cúng tế Trời, cầu bình an cho dân nước, xin cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Vì vậy, nhà vua phải mặc áo bào, đội mũ vào để quỳ lạy, dân chúng thì tham dự một cách nhiệt tình và sốt sắng.[1] Khi việc tế lễ đã hoàn tất nhà vua đã trở lại trai cung để báo về các nghi lễ đã được thực hiện đầy đủ trang nghiêm và kính cẩn. Xong lễ vua xa giá vào cung vào đầu giờ thìn (khoảng 8 giờ sáng). Dọc đường dân chúng đã đón chờ sẵn để chào mừng.[1]

Nghi lễ này vào thời gian đầu được cử hành mỗi năm một lần vào đầu mùa xuân. Nhưng đến thời vua Thành Thái (1907) thì đổi lại 3 năm một lần.[1]

 

II. Ý NGHĨA THẦN HỌC TRONG TẾ ĐÀN NAM GIAO

Tế Nam Giao là một nghi lễ tế tự mang tính cộng đồng (cấp quốc gia) lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến, vì thế được chuẩn bị rất công phu từ việc thiết kế tế đàn, lễ vật đến cách cử hành…Tất cả đều mang ý nghĩa rất đặc biệt có tính tôn giáo. Dưới đây xin được khai triển những nét thần học xuyên qua từng mục: Từ ý, kiến trúc tế đàn, niềm tin và nghi lễ:

1.Ý nghĩa của danh từ tế đàn Nam Giao

Như đã nói ở trên, Nam Giao nghĩa là nơi hướng về phía Nam để gặp gỡ Trời. Phía Nam là phía ánh sáng, ta rút ra được ý nghĩa mang tính thần học khi quan niệm Trời ngự trong ánh sáng,  nơi phát xuất mọi chúc lành làm cho mọi sự tốt tươi[1]. Điều này rất giống v?i ni?m tin Kitơ giáo ???c th? hi?n trong th?n h?c Gioan: “Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng…” (1Ga 1.5-7)[1]

2. Ý nghĩa từ mô hình tế đàn Nam Giao

Qua kiến trúc tế đàn, chúng ta đặc biệt chú ý đến bàn thờ thiên, dù thô sơ hay cầu kỳ theo từng thời đại vua chúa, thì cũng đều được đặt trung tâm nhất, cao nhất và lộ thiên, không có tượng ảnh gì trên tế đàn và các bàn thờ khác chỉ đặt bao quanh phía dưới mà thôi. Điều này cho thấy niềm tin của người Việt rất tiến bộ, nghĩa là:

- Dầu có mang dáng dấp đa thần, nhưng Trời vẫn là Chúa Tể Càn Khôn, Đấng cao cả vượt trên hết chư thần. Đây cũng là niềm tin của Do Thái Giáo, như trong Kinh Thánh: “ Thiên Chúa chúng ta vượt trên hết chư thần” (Tv134,5)

- Bàn thờ lộ thiên và không có ngẫu tượng. Đây là cách bày trí rất gần với cách mà các tổ phụ đã làm trong Kinh Thánh Cựu Ước, cũng như cách cắt nghĩa của Phaolô. “Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ, không ngự trong những điều do tay người phàm làm nên” (Cv17, 14-15)

3. Ý nghĩa nghi lễ Nam Giao

Đây được xem là nghi thức có tính Thiên Chúa Giáo nhất. Từ  việc quan niệm vua là “Thiên Tử” (con Trời) đến việc vua phải trai giới để bước vào tế Trời, và chỉ có mình “Thiên Tử” mới được tế Trời mà thôi, cho thấy nhiều nét thần học cơ bản sau đây:

-   Kinh Thánh Cựu Ước nói nhiều đến  việc các vị đại diện cho dân đến gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn phải thanh tẩy mình (x. Xh 18, 10-15; Đn l8, 21; 2Sm  13,20…). Về sau trong Kitô giáo việc này được thay thế bằng việc chuẩn bị tâm hồn khi bước vào nghi lễ phụng vụ.

-   Chỉ có một mình “Thiên Tử” mới được tế Trời, cũng giống như trong Do Thái Giáo, nơi cực thánh chỉ duy một mình Thượng Tế mới được vào mới thay lễ cho dân. Chính quan niệm “ Thiên Tử” của người Việt cho ta thấy nét thần học gần với Kitô học của Kitô Giáo:

a, Kitô học về Con Thiên Chúa

Như thời nhà Chu (Trung Quốc), hai chữ “ Thiên Tử” được dành cho vua của một nước độc lập. Cũng thế, mỗi khi có chủ quyền các vua Việt được coi là “Thiên Tử” (nhưng chỉ là trong nghi thức tế tự Nam Giao mới được xưng danh rõ này). Thiên Tử nghĩa là con của Trời, như thế mặc nhiên gọi Ông Trời là CHA. Dù từ “ Cha” ở đây không được hiểu theo tử hệ (đản sinh) nhưng là Cha theo tương quan tạo thành, nghĩa là không theo tương quan Đức Kitô và Chúa Cha trong Kitô Giáo, nhưng ít ra khi gọi ông Trời là Cha đã là một bước tiến lớn, thậm chí hơn cả Do Thái Giáo và phần nào gần với mặc khải Đức Kitô về Thiên Chúa là Cha.

b, Kitô học về Đấng Trung Gian

Hình ảnh thần dân tụ tập ở tế dàn Nam Giao, và một mình “ Thiên Tử” bước lên tế Trời và cầu phước cho dân, cho thấy vua đóng vai trò như vị Thượng Tế vào “Nơi Cực Thánh” để chuyển cầu cho dân trong “Do Thái Giáo”. Chỉ một mình vua mới có đủ tư cách làm “trung gian” chuyển cầu cho dân, đủ khả năng gặp gỡ Trời và thay Trời hành đạo. Hình ảnh này thật đẹp và gần với hình ảnh Đức Kitô-Đấng Trung Gian Duy Nhất- Đấng đại diện Chúa Cha để ban ban phúc cho nhân loại, đại diện nhân loại dâng lên Chúa Cha mọi của lễ và mọi lời chuyển cầu của con người.

c, Ý nghĩa cứu độ học

Lật lại lịch sử Nam Giao, ta thấy chỉ một nước có đủ chủ quyền tự do hoàn toàn thì vua mới được gọi là “Thiên Tử” và cũng đương nhiên mới có quyền tế Trời. Chẳng hạn thời Khổng Tử nhà Chu có rất đông các nước chư hầu, nhưng chỉ có một vương quyền nhà Chu mới là Thiên Tử còn tất cả các nước chư hầu vua chỉ được gọi là Vương Công và không có quyền tế Nam Giao. Điều này cho thấy, một khi  vua nước Nam xây dựng tế đàn Nam Giao, thì cũng đồng nghĩa với việc khẳng định chủ quyền độc lập của mình. Thiên Tử và độc lập gắn liền với nhau. Vì mất chủ quyền độc lập thì “Thiên Tử” cũng không còn và ngược lại.

Đọc lại Kinh Thánh Cựu Ước, lúc dân Israel nô lệ cho Ai cập thì không còn được lập bàn thờ kính Yavê và đồng thời cũng không người dẫn dắt. Đến lúc lưu lạc trong sa mạc nay đây mai đó họ cũng không có đền thờ cố định để kính Chúa, cho tới khi hoàn toàn độc lập, có vua thì bắt đầu xây dựng Gierusalem làm nơi tế tự và là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Điều này gợi cho chúng ta một gì na ná giống nhau giữa đền thờ Giêrusalem và tế đàn Nam Giao vậy.

Vượt trên những thực tại trần thế, xuyên qua tế Nam Giao, chúng ta có thể sánh ví Tế Đàn Nam Giao như là “hình ảnh’’ Đức Kitô, là đền thờ, là nơi gặp gỡ là nơi giao hoà, giao ước với Trời và với nhau. Đồng thời, cũng như qua tế Nam Giao, nước Nam khẳng định quyền độc lập tự do, thì nơi Đức Kitô người kitô hữu cũng tự hào về quyền tự do làm con Thiên Chúa trong vương quốc của “Thiên Tử” vậy.

4. Niềm tin vào ông Trời thể hiện qua tế Nam Giao

Tế tự chính là cách biểu lộ niềm tin, từ những lời cầu nguyện riêng tư đến cách tế tự có tính cách cộng động. Tế Nam Giao là một cách thể hiện niềm tin vào sự hiện hữu của Trời có tính cách cộng đồng quy mô nhất cấp quốc gia.

Niềm tin vào Trời đã ăn sâu vào tâm thức người Việt có từ rất xa xưa với nhiều quan niệm khác nhau, phần lớn quan niệm Trời phù hợp với cuộc sống và các hiện tượng. Riêng trong tế Nam Giao lại cho thấy bản tính siêu việt và chức năng của Trời: là Đấng sáng tạo càn khôn, quan phòng mọi sự và phân xử công minh cầm cân nảy mực.

a, Ông Trời là Đấng sáng tạo càn khôn

Như những người con mỗi dịp xuân về tụ họp quanh bố mẹ để chúc tuổi, lắng nghe lời nhắn nhủ của đấng sinh thành, vua là thần dân nước Nam mỗi dịp đầu năm mới cũng đến Nam Giao để thắp hương dâng của lễ cho Trời là Đấng Tạo Thành và xin được bình an thịnh vượng.

Niềm tin vào Trời tác tạo được diễn tả rất nhiều trong dân gian; ở Nam Giao được thể hiện rất cụ thể qua cách xây dựng tế đàn và nghi lễ tế tự:

+ Tế đàn được thiết kế hội tụ mọi biểu tượng vũ trụ vạn vật, nhưng có Trời là chủ tể càn khôn ngự trên tất cả, ý nói Trời là Đấng Tạo Dựng vạn vật.

+ Các lễ vật nói lên lòng hiếu kính mà Thiên Tử đại diện dâng lên Đấng Sinh Thành.

b, Ông Trời là Đấng Quan Phòng

“Trời che chở, Trời sinh voi Trời sinh cỏ, lạy Trời mưa xuống…”  Ý niệm về Trời không chỉ là Đấng Tác Tạo mà còn quan phòng che chở biểu lộ khá rõ trong Tế Nam Giao qua việc Thiên Tử và thần dân đến cầu xin mưa thuận gió hoà, năm mới an khang thịnh vượng…

c, Ông Trời là Đấng xét xử công minh

Như trong “bản tuyên ngôn” chính thức đầu tiên mà Lý Thường Kiệt tuyên bố với giặc Tàu:

“ Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Như õđẳng hành khan thủ bại hư”

Cho thấy rõ ràng niềm tin: mọi sự do Trời phân định, đã được ghi rõ trong “thiên thư” (sách Trời) và ai chống lại sự phân định ấy sẽ tự chuốc lấy thất bại. Trời ngự chốn cao xanh, nhìn thấy tất cả, thấu suốt cả tâm can… Nơi xét xử của người xưa,ai cũng nại đến sự công minh của Trời và xin Trời chứng giám khi nói: “Đèn Trời soi xét”.

Như vậy: phải chăng người Việt đã được mặc khải về bản tính sáng tạo, quan phòng và thẩm phán công minh của Chúa Trời? Thật ra, niềm tin này là do những cảm nghiệm và trực quan một cách mãnh liệt đến nỗi người Việt xác tín rằng “Không có Trời ai ở được với ai?”. Sự hiện hữu của Trời đã ăn sâu trong tâm thức mọi người, nên không một học thuyết nào có thể phủ nhận được.

Niềm tin vào Ông Trời là Đấng Sáng Tạo, Quan Phòng và Công Minh xét xử rất gần với thần học Thiên Chúa Giáo. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh, chính Thiên Chúa đã tự mặc khải Ngài là Đấng Sáng Tạo, Quan Phòng và Công Minh. Chính Người cũng thực hiện chức năng đó trong lịch sử nhân loại và lịch sử cứu độ và đó cũng là niềm tin căn bản của mọi tôn giáo lớn trên thế giới.

 

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LẾ TẾ NAM GIAO TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT NAM

Khi đặt niềm tin vào một điều gì hay một ai đó, thì chính điều mình tin sẽ chi phối trên mọi suy nghĩ và sinh hoạt của mình, đặc biệt là tin vào những gì có tính tâm linh tôn giáo. Khi người Việt đặt niềm tin vào Trời với quan niệm về phẩm tính của Ngài là siêu việt, sáng tạo, quan phòng và xét xử, thì chính niềm tin đó ảnh hưởng trên tâm thức và mọi hoạt động của họ. Người Việt tin Trời ngự ở Nam Giao để họ đến gặp gỡ, hiện diện khắp nơi và thấy hết mọi tư tưởng và hành động của mọi người. Tin Trời quan phòng ban phát mọi ơn lành nên lập bàn thờ Thiên trước nhà mình để cầu khẩn và tạ ơn Trời…

1. Ý thức sự hiện diện của Trời

Từ việc hằng năm phải tế Nam Giao, cho thấy từ vua tới dân đều ý thức sự hiện hữu và sự quan phòng của Trời đến nỗi không thể không tế Trời để tỏ lòng hiếu kính. Đặc biệt chọn tế vào giờ Tý (giờ đầu tiên) của năm mới, như mong muốn chính Trời là vị đầu tiên “xông nhà” đất Việt, để cả năm nước Việt được an hoà[1].

Ý thức về sự hiện diện và quan phòng của Trời, nên người Việt luôn tin tưởng, phó thác, cậy trông vào Trời. “Đi đâu cho thoát lưới Trời, ở đâu cho hạp mệnh Trời  mới êm; Ai bảo Trời không có mắt?...” Nhưng ông Trời đó không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mông lung mơ hồ, huyền hoặc mà là một Đấng Siêu Phàm, vượt trên muôn loài, muôn sự; Đấng ấy làm Chủ vũ trụ càn khôn. Nên người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp xã hội, tri thức hay bình dân đều gắn bó mật thiết với Trời.

Do đó, để việc “hội nhập văn hoá” cũng như để đẩy mạnh việc truyền giáo, thiết tưởng không thể bỏ qua việc tìm hiểu niềm tin vào ông Trời của người Việt Nam, vốn đã ăn sâu trong tâm khảm của người Việt Nam ngay từ khi còn sống như một bộ lạc và cho đến ngày nay[1]

Linh mục Cadière một trong những người nước ngoài khi đến truyền giáo tại Việt Nam đã nhận ra điều thiết yếu đó, ngài đã ghi lại những lời sau đây có thể nói là “chìa khoá” để mở cánh cửa tâm linh của người Việt Nam.

“Hình như những ý nghĩa chính chúng ta thấy gán cho chữ Trời thuộc về cái rốn triết học riêng của dân tộc Việt Nam, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào trông tâm hồn người Việt Nam. Trời coi như các nguyên lý các hiện tượng thời tiết và nhân cách hoá, Trời coi như một Đấng Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người. Người ta có thể thừa nhận như tôi tưởng, là cái ý nghĩa một Đấng Toàn Năng đã được trau dồi phát triển với ảnh hưởng các tư tưởng Trung Hoa, nhưng ngay từ khởi thuỷ trong ý thức Việt Nam đã sẵn có mầm sống của ý niệm ấy rồi. Bằng chứng như tôi đã nói, là cái ý niệm ấy đã thấm nhuần quá sâu vào tâm hồn người Việt Nam, và đã biểu hiện quá phổ thông trong ngôn ngữ bình dân dễ cho người ta nhìn thấy ở đây chỉ là một cống hiến ngoại lai. Những ý tưởng Phật giáo, những ý tưởng Nho giáo, theo quan điểm lịch sử chắc chắn từ Trung Hoa du nhập, đã không thấm nhuần vào đời sống tâm hồn, vào ngôn ngữ bình dân tới mức độ ấy được.”[1]

Nhận định của linh mục Cadière trên đây rất đúng và rất sâu sắc, vì điều đó biểu lộ rất tự nhiên trong tâm thức của người Việt Nam. Cụ thể là người Việt Nam không chỉ thờ  Ông Trời mà còn tôn trọng cả người được coi là Trời ở trần gian.

2. Kính trọng Thiên Tử

Trong việc ứng nhân xử thế hằng ngày của người Việt Nam có câu: “Kính trên nhường dưới”. Đối với người trên thì phải kính trọng, đối với người dưới thì phải nhường nhịn, yêu thương. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi người Việt Nam kính trọng vị vua cai trị nước; hơn nữa, họ tin rằng vị vua chính là thiên tử (con Trời), là người đại diện cho Trời để điều khiển dân theo lệnh của Trời. Qua tế Nam Giao cho thấy vai trò của Thiên Tử là sẽ truyền đạt cho dân ý muốn của Trời, để dân biết mệnh Trời mà làm theo, đồng thời vị thiên tử cũng chính là người đại diện cho dân để dâng lễ tế Trời, và tâu trình những công việc cùng những ước nguyện của dân lên với Trời.

Bởi đó vận mệnh của đất nước được hưng thịnh hay suy vong là do đời sống đức độ và sự khôn ngoan của vị thiên tử. Đức độ để nghe được mệnh Trời, khôn ngoan để thực hiện mệnh Trời, bên cạnh đó để hướng dẫn dân chúng làm đúng mệnh Trời. Đây là điều thiết yếu mà dân chúng luôn tỏ lòng tôn kính vị thiên tử cũng như những người có trách nhiệm coi sóc mình.

3. Tin vào mệnh Trời

Chữ “mệnh” hiểu theo nghĩa truyền thống Nho Giáo, tức Thiên Mệnh, Thiên Ý, nghĩa là ý Trời đã sắp đặt, điều khiển an bài mọi sự xảy ra trong vũ trụ. Do đó, trong cuộc sống người Việt luôn tin vào mệnh Trời, tức số mệnh hay hoàn cảnh, thời thế cảnh ngộ… bao gồm cả những hiện tượng thiên nhiên.

Sự sống sự chết đều ở trong quyền phép của Trời. Mệnh Trời đã sắp đặt và luôn hộ phù cho mọi công việc của con người, có khi là thuận lợi, có khi là nghịch cảnh, tai ương vượt quá khả năng ước đoán, ý muốn của con người.

Đứng trước mệnh Trời, người bi quan yếm thế, thiếu ý chí, nghị lực để chiến đấu với những khó khăn thì đâm ra thất vọng, buông xuôi than trách Trời: “Trời ơi, Trời ở chẳng cân, kẻ ăn không hết người lần không ra”, “Trời ghen ghét đầy đọa con người…”  Trái lại, người có ý chí tự do mạnh mẽ thành tâm thiện chí thì cố gắng hết sức để thực hiện mệnh Trời; những nghịch cảnh chẳng qua là những cơ hội, những thử thách Oâng Trời muốn dùng để tôi luyện ý chí và lòngdũng cảm của những tấm lòng kiên trung.

Người việt luôn tin vào mệnh Trời sắp đặt tất cả, và mọi sự do Trời mà có: “Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Trời cho ai nấy được; Trời gọi ai nấy dạ…”. Ngay bản tính con người cũng do Trời định: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Việc duyên tình cũng do Trời xe định: “Anh đi lục tỉnh giáp vòng, tới đây Trời định cho lòng thương em”.

Số mệnh mỗi người đã được Trời sắp đặt và ban ơn. Tuy nhiên, mỗi người cũng phải cố gắng hết khả năng để thực hiện mệnh Trời, chứ không thể thụ động như cánh lục bình nổi trôi giữa dòng nước. Muốn thực hiện trước mệnh Trời mỗi người cần phải khiêm tốn sống đúng hàng ngũ của mình: “Ngẫm thay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.[1]

Người Việt tin tưởng vào mệnh Trời, và cũng luôn tỏ lòng biết ơn đối với Trời, nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ để “tế Trời” ở trước nhà.

4. Bàn thờ Ông Thiên

Lòng tôn kính Trời  là Chủ vũ trụ bao la của người Việt không chỉ biểu lộ vào mỗi dịp đầu năm, khi vị thiên tử đại diện cho toàn dân tế lễ cho Trời, mà hầu hết các gia đình đều có một bàn thờ Ông Thiên ở trước nhà. Bàn thờ rất đơn giản: chỉ có một tấm ván đặt trên một cột gỗ, hay một tấm đan đặt trên một cột đúc. Lễ vật cũng rất đơn sơ, nhà nghèo mấy cũng có thể sắm được. Chỉ cần một bình bông, một bát nhang, một chén nước lã. Bình bông xinh tươi nhưng cũng rất mỏng manh như nói lên thân phận mỏng dòn yếu đuối của kiếp người cần sự che chở của Trời; nhang tỏa hương thơm ngát như những lời nguyện xin của con người dâng lên Đấng Chủ Tế càn khôn; nước lã như tấm lòng thanh khiết của con dâng trao cho Đấng làm chủ vận mạng đời mình.

Thông thường người gia trưởng đại diện gia đình đứng trước bàn thờ Ông Thiên thắp nhang, rồi vái tứ phương, miệng thầm thĩ những lời khấn xin cho gia đình, cho tổ quốc, cho thế giới…

Một nghi thức thật giản đơn, nhưng rất nhịp nhàng đều đặn theo thời gian, nghi thức này đã khắc sâu trong tâm hồn người Việt Nam. Nơi bàn thờ Oâng Thiên con người nối kết với ông Trời và liên kết với mọi người.

Qua đây, chúng ta thấy nghi thức này cũng rất gần với niềm tin Kitô giáo. Mỗi ngày chúng ta cũng đọc kinh ít là khi ban mai thức dậy để nguyện xin Chúa thánh hóa ngày mới, và khi bóng chiều đã ngả để dâng lời tạ ơn một ngày đã trôi qua, đồng thời xin Chúa thứ tha những thiếu sót và gìn giữ cho giấc ngủ an lành trong sự quan phòng của Chúa.

Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ tích cực hơn trong tiến trình “đối thoại liên tôn, hội nhập văn hóa” mà không sợ đụng chạm đến niềm tin sẵn có của người Việt, đồng thời không đánh mất căn tính Kitô giáo của mình.

Kết luận

Mọi sự đều sẽ qua đi theo thời gian. Nhưng điều gì là chân lý đều tồn tại mãi mãi. Đất nước Việt Nam đều trải qua bao thăng trầm, và rồi các triều đại, các chế độ, các hệ tư tưởng, các chủ nghĩa cứ lần lượt qua đi, nhưng niềm tin vào Trời là một chân lý mãi tồn tại trong tâm thức, ý thức và cả trong tiềm thức đến nỗi trở thành phản xạ tự nhiên của người Việt[1]. Thật vậy, tự bản chất không thể không tin có sự hiện hữu của Trời, cho dù chủ nghĩa vô thần tìm cách chống lại: một giáo viên trung tìm cách dùng thuyết tiến hóa của Darwin để phủ nhận Trời tác tạo, nhưng sau đó lại nói “Trời mưa to quá” một viên chức cộng sản thường lấy Trời để nguyền rủa nhau “mày ở ác Trời trả cho mày’; một cán bộ vô thần khi bị kết án oan cũng kêu Trời chứng giám “mong đèn Trời soi xét”. Như thế dù muốn, dù không thì Trời vẫn luôn hiện diện bên con người. Tỉ như vua Gia Long đặt đàn Nam Giao ở Trường An[1], nhằm nhắc nhở cho dân biết Trời sẽ luôn ở với dân và ban phước cho họ. Như thế, Trời hay Thiên Chúa, một chân lý mãi mãi vững bền.

 Hiền Lâm

Thiết kế Web : Châu Á