THAM KHẢO

DÂNG CON CHO THIÊN CHÚA

Hằng năm vào ngày 2. Tháng hai, Giáo Hội Công Giáo mừng lễ cha mẹ hài nhi Giêsu dâng con mình vào đền thờ cho Thiên Chúa.

Khảo luận của Đức Hồng Y Gerhard Müller: Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI - Đối thủ, hay anh em trong tinh thần?

Hôm 21 tháng Giêng, 2020, Đức Hồng Y Gerhard Mueller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã công bố một khảo luận dài có tựa đề Gegenspieler oder Brüder im Geist? - Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? đăng trên tờ Die Tagespost, nhằm bênh vực Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah và giá trị của sự độc thân linh mục. Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý. Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”. Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.” Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”

Kiên nhẫn cắn gặm thế nào cũng đạt đích thành công!

Tên Chuột của chú có từ khi nào, không thấy sách vở nào ghi nói đến. Chỉ biết chuột có mặt là một loài thú vật sống sát cạnh con người. Chú sinh sôi nẩy nở rất nhanh cùng rất nhiều và có nhiều loại giống khác nhau. Chú có nhiều khuôn mặt tích cực cũng như tiêu cực.

Con chiên Thiên Chúa

Con chiên là một con vật non trẻ của loài thú vật cừu hay thú vật dê. Con chiên có tư thái dịu hiền ngây thơ, nên được dùng là hình ảnh biểu tượng về sự thanh khiết và vô tội, hình ảnh về sự hiền dịu và kiên nhẫn.

LUẬN VỀ Ý TRỜI

“Ý Trời” là ý niệm chung của dân gian được hiểu qua nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo tín ngưỡng. Chúng ta thử xét qua các ý nghĩa thông thường bàn bạc trong triết lý dân gian.

Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai cập

Thánh sử Mattheo trích dẫn lời ngôn sứ Hosea „Ta gọi con ta ra khỏi Ai cập“ trong ý nghĩa nói đến Chúa Giêsu là người con đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương người con của mình. Và vì thế gọi con mình ra khỏi Ai cập, nơi quê lạ xứ người trở về sống trong quê hương nhà của mình.

Nơi sinh ra của Chúa Giêsu

Bethlehem miền nam nước Do Thái được công nhận cho là nơi sinh ra của Chúa Giêsu. Kinh thánh cựu ước trong sách Sáng Thế nói đến ở Bethlehem Efratha có mộ của bà Rahel vợ của tổ phụ Giacóp (St 35,19). Sách Rut cũng nói đến điạ danh Bethlehem Efratha (Rut 1,1-2). Ngôn sứ Micha diễn tả chi ntiết dòng dõi vua David xuất thân từ Bethlehem Efratha (Micha 5,1).

Hiền Sĩ - Đạo Sĩ - Ba Vua tại Máng Cỏ Chúa Hài Đồng. Họ là ai?

Ba nhà Hiền sĩ, Đạo sĩ, họ là ai? thuộc quốc gia nào ? Họ tới với tánh cách cá nhân hay đại diện cho tầng lớp qúy tộc vua chúa nào? Tại sao họ lại theo dấu ngôi sao lạ tới Do Thái ? Giải đáp được những câu hỏi đó, chúng ta sẽ hiểu được một phần nào giá trị thiêng liêng cao qúy cuả ngày lễ Giáng Sinh. Đồng thời biết được chân tướng của ba Vị Đạo Sĩ kia.

Suy tư: Tiếng chuông thánh đường trong nếp sống xóm đạo ngày xưa

Việt Nam là dân tộc có cảm thức tôn giáo rất mạnh. Chính vì vậy, những biểu tượng vật thể lẫn phi vật thể của các tôn giáo thường mang vai trò quan trọng, hoặc để lại dấu ấn rất đậm trong đời sống tinh thần của người dân. Cùng với tiếng chuông chùa, tiếng chuông giáo đường là một trong các đại diện đặc trưng của những biểu tượng đó; nó góp phần định hình nên những nét đẹp và giá trị, không chỉ trong đời sống thiêng liêng, mà còn trong đời sống văn hoá hay tinh thần nói chung của cộng đồng, đặc biệt trong nếp sống ngày xưa của các xóm đạo.

Cây Noel

Đức Thánh Cha đã bắt đầu Mùa Vọng bằng một chuyến đi đến thị trấn Greccio nước Ý nơi Thánh Phanxicô Assisi đã tạo ra hang đá Giáng sinh đầu tiên vào năm 1223. Tại Greccio, Đức Thánh Cha đã ký Tông thư Admirabile Signum nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hang đá Giáng Sinh.

NOEL – LỄ HỘI VÀ HỘI LỄ

‘Mùa Giáng Sinh đang đến’! Cách nói này đã phổ biến mỗi độ Đông về; và nó trở nên bình thường trong tâm thức của hầu hết mọi người trên thế giới, không phân biệt tuổi tác, văn hoá hay tôn giáo. Nghĩa là, Noel không còn chỉ là một ‘Thánh Lễ’, mà đã trở thành một ‘mùa’, một dịp lễ hội, thậm chí là lễ hội thuộc hàng lớn nhất của nhân loại. Vì là lễ hội, Noel trở thành mùa của sự nhộn nhịp: nhộn nhịp của buôn bán, nhộn nhịp của trang trí, nhộn nhịp của âm nhạc, nhộn nhịp của tiệc tùng, vv. Chính vì thế, nhiều Ki-tô hữu cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến việc một Thánh Lễ bị biến thể thành một lễ hội mang đầy tính thế tục như thế; và đã có không ít người kêu gọi tẩy chay tất cả những hình thức mang tính ‘hội’ đó. Tuy nhiên, thiết tưởng chúng ta cần bình tâm để phân định về hiện tượng ‘hoà trộn’ giữa lễ và hội như thế, hầu thấy rõ hơn những nét tiêu cực và cả những điểm tích cực của nó.

LUẬN VỀ CHÂN LÝ

Nhiều triết gia đã ví con người đi tìm chân lý như những con thiêu thân bay chung quanh ánh sáng của ngọn đèn. Ngọn đèn tượng trưng cho Ánh sáng, Chân lý, Linh quang, Điển quang hay Đấng Tối Cao. Phải chăng chung quy chỉ có một Chân lý tối hậu hay một Hóa Công, tất cả đều đồng quy về một điểm…

ÔNG BÕ ĐỠ ĐẦU CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở CƯ SỞ NƯỚC MẶN & BÀ ĐỠ KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ

Trần Đức Hòa người Bồng Sơn, Bình Định. Ông nội là Ngọc Trách, làm quan cho nhà Lê, được tặng hàm Vinh lộc Đại phu. Cha là Ngọc Phân cũng làm quan cho nhà Lê, đến chức Phó tướng ở dinh Quảng Nam. Hòa vốn người hào mại, vì con nhà tướng nên buổi đầu tập ấm chức Hoằng tín Đại phu, sau đổi qua làm Đô chỉ huy sứ quyền nhiếp vệ Cẩm y. Nhờ có quân công. Được giữ chức Khám lý phủ Qui Nhơn, tước phong Cống Quận công.

Vài suy niệm về Francisco De Pina và những bước đầu tiên trong việc hình thành Chữ Quốc Ngữ

Francisco de Pina, không giống như các nhà truyền giáo đầu tiên khác, đã không quan niệm việc La-Mã-hóa (Bồ-Đào-hóa) như tiếng Việt là một công cụ thiết thực để dạy những lời cầu nguyện và giáo lý Kitô giáo cho những người sẽ theo đạo trong tương lai.

Hướng đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam: nghĩ về truyền thống „tôn sư trọng đạo“

Đã thành thông lệ, trong ngày 20 Tháng Mười Một, các thầy cô được tặng hoa, quà và những lời chúc tụng nồng nhiệt. Trong mức độ nhất định, đó là cách thể hiện đáng quý của một truyền thống tốt đẹp ở Việt Nam. Tuy nhiên, những diễn tả rầm rộ bề ngoài trong một ngày như thế cũng không che lấp được hiện trạng đáng buồn: tinh thần ‘tôn sư trọng đạo’ của người Việt dường như đang mai một đi, mà bằng chứng là các trường hợp xung đột giữa thầy - trò hoặc giữa giáo viên - phụ huynh diễn ra ngày một nhiều. Nói đúng hơn, theo thiển ý của người viết, quan niệm về ‘tôn sư trọng đạo’ đang phần nào bị lệch lạc. Cụ thể, ý niệm này dường như chỉ còn được hiểu, hay được chú trọng ở một vế là phần ‘tôn sư’ mà thôi. Ngày nay, người ta thường hay trích dẫn câu ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’ (một chữ cũng là thầy, nửa chữa cũng là thầy) nhằm nhắc nhau phận sự tôn trọng người có công mang lại tri thức cho mình. Kỳ thực, nếu quay lại truyền thống của cha ông, vế ‘trọng đạo’ mới là trọng tâm của ý niệm đó, và chính nó làm nên tinh thần ‘tôn sư’ đúng nghĩa. Vì vậy, hướng đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúng ta thử lạm bàn đến vấn đề này, không phải chỉ để gìn giữ một truyền thống, mà vì tính chất quan trọng của nó đối với nền giáo dục hiện tại, và do đó, đối với vận mệnh quốc gia.

Truyện: TÌM LẠI TÌNH YÊU

Vẫn là em, mỗi chiều thứ bảy ẵm đứa con đứng trước tượng Đức Mẹ, em làm dấu thánh giá rồi cũng cầm tay con mình vẽ thánh giá cho nó. Bên Thập Giá Chúa Kitô, mỗi ngày em lặp lại lời cam kết ưng thuận của tình yêu cho đến suốt đời…Tất cả là hùng tâm dũng chí của một con người đầy nghị lực và đức tin.

SỰ THẬT VỀ LUYỆN HÌNH

Có người sợ vào Luyện Hình, có người mong được vào đó; có người coi đó là bằng chứng về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, có người lại coi đó là hình phạt của Thiên Chúa. Nhiều người không biết gì về Luyện Hình, nhiều người lại quên chính mình đã từng biết.

Liệu sẽ có thêm một cuộc phân chia đau lòng trong Giáo hội Công giáo?

Những cuộc phân chia trong giáo hội Kitô đã không đơn thuần bắt nguồn từ các bất đồng thần học, nhưng đã có những nguyên nhân văn hóa, chính trị, địa phương (cách biệt địa lý) và nhất là sự bất đồng ý kiến về quyền bính của Ðức Giáo Hoàng. Ở một khía cạnh nào đó, những cuộc phân chia này đã thúc đẩy các giáo hội trưởng thành và cố gắng hơn trong công cuộc truyền giáo.

10 LÍ DO ĐỂ ĐỌC SÁCH

Với bất kì người đam mê đọc sách nào, họ luôn có thời gian cho việc đọc. Thay vì ngồi không chờ đợi, đọc sách luôn là một cách hiệu quả để quản lí thời gian và hoàn tất nhiều việc hơn...

PHẨM GIÁ CỦA KITÔ HỮU

Kitô hữu phát xuất từ Đức Kitô, vì những ai đã lãnh Phép Rửa thì thuộc về Người và mang danh Người.

PHẨM CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA LINH MỤC

Phẩm chất ấy là mỗi ngày chúng ta phải nhắc bảo cho mình nhớ lại và rập khuôn đời mình theo mẫu linh mục là người của Chúa, được Chúa chọn để mang ơn cứu độ đến cho mọi người.

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG ĐỒNG HÀNH TRONG ĐỜI ĐAN TU

Chúa Thánh Thần là quà tặng của Cha và Con, được “cử” đến đồng hành với con ngƣời. Điều này đã đƣợc thực hiện bởi lời hứa của Chúa Giêsu. Chính Ngƣời muốn Thánh Thần Chúa hiện diện và đồng hành với con ngƣời cho đến tận thế...
Thiết kế Web : Châu Á