THAM KHẢO
Dừng lại một chút… để tìm bình an
Chúng ta cần những khoảng lặng trong ngày sống, vài phút thôi cũng được rồi. Lặng là đưa mình ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống thường nhật, tưởng thưởng cho mình một sự nghỉ ngơi nội tâm. Sự thinh lặng sẽ đưa ta từ thế giới bên ngoài vào thế giới bên trong. Khoảng lặng ấy sẽ giúp ta gặp gỡ chính mình và gặp gỡ Siêu Việt đang ngự trị trong ta.
TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN
Đức tin và tôn giáo phải luôn tồn tại song song với nhau. Tôn giáo mà không có đức tin thì đó là tôn giáo rỗng tuếch, vì chỉ có những yếu tố bên ngoài. Ngược lại, những ai cho rằng mình có đức tin thuần tuý mà không theo một tôn giáo nào, nghĩa là không diễn tả đức tin ấy bằng các biểu tượng và trong cơ cấu xã hội, thì sẽ rơi vào “chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ”, bởi vì điều này đi ngược lại bản chất xã hội tính của con người...
QUAN ĐIỂM CỦA THẦN HỌC GIA JOSEPH RATZINGER VỀ CẢI CÁCH PHỤNG VỤ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Bài viết này sẽ nỗ lực trình bày quan điểm của thần học gia Ratzinger về những cải cách Phụng vụ sau Công đồng Vatican II, cụ thể là theo ba hạn từ như là châm ngôn cho việc cải cách đó là: cập nhật hóa (agiornamento), tham gia tích cực (participati actuosa) và hội nhập văn hóa (inculturatio). Trong mỗi hạn từ, chúng ta sẽ nhận thấy cách nhìn của ngài về Phụng vụ theo giáo huấn và đường lối cải cách Phụng vụ của Giáo Hội được trình bày trong Hiến chế Phụng vụ, đồng thời cách ngài chỉ ra những quan niệm, những áp dụng sai lầm, lệch lạc trong quá trình canh tân ấy.
7 thái độ của phụ nữ trong Kinh Thánh mà mọi Kitô hữu nên bắt chước
Các nghiên cứu ngày nay khẳng định rằng phụ nữ không còn chiếm đa số trong Hội thánh. Họ đã từng là phúc lành tuyệt vời trong Hội thánh của Chúa Giêsu. Mặc dù não trạng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong các nền văn hóa được nói đến nhiều trong Kinh thánh, chúng tôi tìm thấy ở đây những người phụ nữ tuyệt vời, họ có rất nhiều điều để dạy chúng ta.
10 đoạn Kinh thánh để giao phó mọi vấn đề của bạn cho Chúa
Những trích dẫn Kinh Thánh này thích hợp để tham khảo trong những lúc bạn gặp giông tố trong cuộc đời. Hơn bao giờ hết, Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta tìm kiếm sự an tĩnh nơi Ngài.
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC CỬ HÀNH, TÔN THỜ VÀ CẢM MẾN TRONG THÁNH THỂ
Nếu tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa thật bao la, hải hà và trùng khơi như thế, chỉ vì “chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, thì chẳng phải tất cả hiện hữu của Đức Kitô là vượt qua, là tình yêu xót thương “siêu vượt” bản thân để trần gian được hòa giải, trở về và nên một với Thiên Chúa? (2 Cr 5,19). Theo nghĩa này, Thánh Thể là Hy Lễ Tạ Ơn của “Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14), đã trở thành hình hài, căn nguyên, mẫu mực của Lòng Thương Xót. Vì Thánh Thể là dấu chứng cụ thể khả nghiệm của một tình yêu xót thương “đến cùng” (Ga 13,1), trong đó, chúng ta gặp gỡ lãnh nhận chính Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Gặp gỡ hiệp thông với Người là gặp gỡ hiệp thông với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
NỀN TẢNG CHUNG THỦY CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TRƯỚC THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI HÔM NAY
Khi Đức Kitô đến trong trần gian, Đức Kitô đã nâng hôn nhân tự nhiên lên hàng Bí tích và ban ơn thánh: “Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã từng hỏi Người về điều này, Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới người vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và nếu bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Như thế, Thiên Chúa sáng tạo con người có phái tính và xã hội tính, để con người bổ túc cho nhau trong đời sống cộng đoàn yêu thương.
KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ THẦN HỌC CỦA LỜI KHẤN CÔNG THEO GIÁO LUẬT 1983 (ĐIỀU 654)
Trên bình diện pháp lý lời khấn dòng là một yếu tố cốt yếu để có thể được Giáo hội công nhận như một bậc sống tu trì. Điều 207§2 của Giáo luật 1983 khẳng định như sau: trong cả hai thành phần giáo sĩ và giáo dân có những kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và phục vụ sứ mạng cứu độ của Giáo hội do việc tuyên giữ các lời khuyên phúc âm hoặc những mối ràng buộc thánh khác được Giáo hội phê chuẩn và công nhận. Bậc sống của họ thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội. Do đó việc tuyên khấn được coi như một hành vi pháp lý bao gồm những yếu tố thiết yếu là nội dung lời khấn và những kết quả pháp lý đi kèm theo việc khấn dòng và được thực hiện bởi khấn sinh có tư cách (đ. 124).
Sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô theo thánh Phaolô
“Thiên Chúa là Đấng đã phục sinh Đức Giê-su Ki-tô” (Cl 2,12) là lời tuyên xưng của Hội Thánh, lời tuyên xưng này này mang ý nghĩa ngạc nhiên và sửng sốt. Hình như không có kiểu nói nào tự phát hơn và vượt lên trước lời ấy, không có lời nào cảm kích hơn. Biến cố làm ứng nghiệm lời ngôn sứ trong Cựu Ước: “Ngài thật là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (Kn 16,13), nghĩa là Thiên Chúa làm cho những người chết được sống, kêu gọi sự vật từ hư vô đến hiện hữu (x. Rm 4, 17). Đây là kỳ công tuyệt vời của Thiên Chúa, trong đó tỏ lộ tính siêu việt và quyền năng của Thiên Chúa.
ĐỨC KITÔ LÀ MẪU GƯƠNG CHO ĐAN SĨ VỀ ĐỜI SỐNG YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ
Tất cả các Kitô hữu, cách riêng là các đan sĩ, dù sống ở đâu hay đấng bậc nào, đều có thể dùng chứng tá và gương mẫu đời sống bằng cách thể hiện con người mới mà họ đã tiếp nhận qua bí tích Thánh Tẩy. Như vậy, để có thể làm chứng cho Đức Kitô cách hữu hiệu, các đan sĩ được mời gọi trở nên: Muối cho đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-14), hay như men trong bột (x. Mt 13,33).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHỤNG VỤ THÁNH LỄ
Bài viết này – chủ yếu dựa trên Huấn thị Redemptionis Sacramentum, Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma ấn bản 2002, Bộ Giáo luật 1983 và một số tài liệu khác – nhằm trình bày về một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến phụng vụ thánh lễ, để nói lên tầm quan trọng của việc cử hành thánh lễ sao cho đúng với các quy tắc được Giáo Hội quy định.
Đức Maria điểm qui chiếu để các Đan sĩ sống Lời Khấn
Đời sống của đan sĩ không thể tách rời những yếu tố như: cầu nguyện, bác ái, tình huynh đệ và thinh lặng, bởi đây là những yếu tố tạo nên những tâm lòng tinh khiết với thành quả của nó là được bình an, dịu hiền, tin tưởng và đơn sơ. Đây cũng là những yếu tố mà chính Đức Maria đã sống và vì thế nó sẽ là những điểm qui chiếu, để đan sĩ Xitô sống trọn lời khấn của mình.
Đan sĩ không hãnh diện điều gì khác ngoài Thập giá Đức Kitô
Nơi Thập Giá, Đức Giêsu biểu lộ tình yêu của Chúa Cha, đồng thời Ngài cũng biểu lộ tình yêu của mình dành cho Chúa Cha. Ngài đã biểu lộ nhiều lần và nhiều cách trong cuộc sống tại thế, nhưng cao điểm tình yêu của Ngài là Giờ Vượt Qua thế gian về cùng Cha. Giờ đó là giờ làm Con cách trọn vẹn. Mầu nhiệm làm Con Vĩnh Cửu được mạc khải trong cái chết. Câu nói: “Đã hoàn tất” chỉ có thể thốt ra vào lúc chết. Mạc khải đã hoàn tất.
CON NGƯỜI: CÓ HỌC - CÓ GIÁO DỤC DƯỚI NHÃN QUAN KITÔ GIÁO
Con Người một hữu thể mầu nhiệm có tiềm năng tư duy vượt trội, có thể vươn tới thực tại Siêu hình và trên hành trình tiến triển, lý trí hầu như không có điểm dừng; song đồng thời Con Người cũng nhận ra chân tính của một thân phận yếu đuối, dễ nghiêng chiều theo sự xấu, nổi bật xu thế kiêu căng - chuyên chế độc quyền, bởi đó luôn cần được giáo dục hoàn thiện, giúp trí lực phát triển thuận với nhân phẩm thăng tiến.
Gia đình theo các sách Khôn Ngoan: Giữa yêu thương, giáo dục và chia sẻ các bổn phận
Văn chương khôn ngoan của Kinh Thánh đóng góp một phần lớn dòng chảy văn chương khôn ngoan rất phổ thông ở vùng Cận Đông thời cổ. Các nhà hiền triết là nguồn gốc của tất cả các văn bản này, họ đã quan sát kỹ mọi khía cạnh của đời sống nhân sinh. Đầy kinh nghiệm, họ đã rút ra những kết luận về cách hành xử tốt để cư xử và thành công trong cuộc sống mình. Với mong muốn chuyển tải kiến thức này cho thính giả cũng như cho các thế hệ tương lai, họ đưa ra hàng loạt những lời khuyên nhủ, những bài học và những khuyến cáo thường là gián tiếp về chủ đề gia đình.
CHÚA LÊN TRỜI - CÓ CHĂNG MỘT CÕI ĐI VỀ?
Biến cố thăng thiên đã được các thánh sử viết lại như một khẳng định chắc thực về việc Chúa Giê-su đã sống lại vinh hiển và đang ngự bên Chúa Cha. Biến cố này cũng cho thấy Chúa Giê-su đã hoàn thành trọn vẹn sứ mạng thiên sai mà Chúa Cha trao cho Ngài và nay Ngài trao lại cho Hội thánh sứ vụ của Ngài cho đến tận thế.
HUYỀN NHIỆM CON NGƯỜI
Con người - một huyền nhiệm, nếu có ai đó dành suốt cả cuộc đời để suy tư về nó cũng chưa chắc đã khám phá hết...
Họ tìm gặp Đức Giêsu
Trên hành trình lên Jerusalem, Đức Giêsu gặp gỡ ba người trên đường đi. Ba nhân vật này là ông thủ lãnh giàu có (Lc 18,18-27), người mù ăn xin (18,35-43) và người thu thuế Dakêu (19,1-10). Cả ba đều có những kinh nghiệm sống rất khác nhau. Tuy nhiên, họ có điểm chung là đều tìm gặp Đức Giêsu, mỗi người theo cách của mình.
ĐƯỜNG XUẤT HÀNH MỚI
Cuộc xuất hành mới không phải là ra khỏi một miền đất, một ách nô lệ phàm nhân. Đức Ki-tô không giải thoát chúng ta khỏi thân phận nô lệ ở trần gian, nhưng là ách nô lệ tội lỗi.
BỮA ĂN VÀ SỰ GẶP GỠ
Trong thế giới Kinh Thánh và ngoài xã hội nữa, bữa ăn đánh dấu những biến cố lớn trong đời sống gia đình và cộng đoàn: tiệc thôi nôi, đám cưới, những cam kết xã hội và chính trị. Người ta mời khách dùng bữa. Ý nghĩa biểu trưng vẫn luôn là: nối kết những khách mời, khơi dậy sự hiệp thông tinh thần và hòa hợp tâm hồn.
BÀN THỜ HÌNH TRÒN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Để xác định bàn thờ trong cung thánh nhà thờ có thể làm theo hình tròn hay không, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu các hình dáng của bàn thờ đã từng xuất hiện và tồn tại trong lịch sử Hội Thánh cũng như duyệt lại luật phụng vụ hiện hành quy định về hình dáng của bàn thờ như thế nào.
THẬP GIÁ: BÀN THỜ DÂNG CỦA LỄ ĐỜI TA
Cuộc đời không bao giờ vắng bóng thập giá, cũng có nghĩa là cuộc đời luôn có “bàn thờ” để dâng chính đời sống của ta làm “hy lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 1,1). Nếu kitô hữu nhìn như vậy, thập giá sẽ không còn là chướng ngại, nhưng là dịp để nên giống Đấng chịu đóng đinh, Đấng mà họ bước theo mỗi ngày.
KITÔ HỮU
Kitô hữu là người tin theo Đức Kitô trong mọi sự. Đời họ là một đời tận tình nhất quyết kết hợp với Đức Kitô, đi theo và bắt chước đức Kitô, Anh Cả, Vị Cứu Tinh, đồng thời là Chúa mọi người. Kitô hữu sống động bởi Đức Kitô...
CHÁY LỬA TÂM HỒN
Tôi tìm thấy ý nghĩa ấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài là ngọn nến chiếu sáng đời tôi, mang lại cho tôi hạnh phúc, bình an và nụ cười mỗi sớm mai thức dậy chào đón bình minh.