Suy tư
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG CHỊU NẠN VÀ CÂY THÁNH GIÁ TRƠN
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG CHỊU NẠN VÀ CÂY THÁNH GIÁ TRƠN
Đâu là sự khác nhau giữa Cây thánh giá có hình Chúa Giêsu (quen gọi là Tượng chịu nạn) và Cây thánh giá không có hình Chúa Giêsu trên đó (tạm gọi là Cây thánh giá trơn)?
Tượng chịu nạn biểu lộ việc Chúa Kitô bị đóng đinh, trong khi cây thánh giá trơn, chỉ là cây gỗ trơ trọi. Giáo hội Công giáo luôn sử dụng Tượng chịu nạn; Chính Thống giáo và Giáo hội Đông phương cũng vậy.
Cây Thánh giá trơn xuất hiện vào thế kỷ XVI, đầu tiên là giữa những người theo giáo phái Calvin, vốn là những người nhấn mạnh sự đơn giản trong cả phụng vụ và kiến trúc. Những người theo giáo phái Luther và Anh giáo thời đó vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, và họ có những nhà thờ được trang trí cầu kỳ hơn những người theo giáo phái Calvin. Theo thời gian, con cháu và những người ly khai khỏi giáo phái Calvin và Anh giáo - chẳng hạn như những người theo giáo phái Methodists, Baptists and Presbyterians - đã chấp nhận cây thánh giá trơn, trong khi nhiều người Anh giáo và giáo phái Luther vẫn sử dụng Tượng chịu nạn, nhưng cũng có một số người dần chuyển sang sử dụng thánh giá trơn. Còn người Công giáo thì vẫn tiếp tục sử dụng Tượng chịu nạn như vẫn quen làm từ trước.
Điều này có lẽ khởi đi từ những người theo đạo Tin Lành, họ ưa thích sự đơn giản, nên dần dần đã phát triển thành một lập trường thần học nhất định. Theo đó, khi sử dụng thánh giá trơn, họ muốn nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã sống lại và “không còn bị đóng đinh vào thập giá nữa”. Đối với nhiều người trong số họ, cây thánh giá giờ đây đã trống trơn và họ cũng nên dùng thánh giá trơn theo cách diễn tả này.
Vì nghĩ như thế, nên một số người đã đi xa hơn khi nói rằng người Công giáo sử dụng Tượng chịu nạn là do người Công giáo tin rằng Chúa Giêsu vẫn còn ở trên thánh giá.
Điều này, tất nhiên, là không đúng sự thật.
Là những tín hữu Công giáo, chúng ta ý thức đầy đủ và long trọng tuyên xưng mỗi Chúa nhật trong Kinh Tin kính rằng: Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết và Người đang ngự trong vinh quang bên hữu Chúa Cha. Tượng chịu nạn là sự mô tả cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta. Người chỉ dâng hiến lễ một lần, thay cho tất cả, và hoàn tất vĩnh viễn (x. Dt 10,14).
Việc sử dụng Thánh giá có hình Chúa Giêsu là điều bắt buộc trong phụng vụ Công giáo và cả những cây Thánh giá được rước và đặt trên bàn thờ. Điều này là do Thánh lễ hiện tại hóa việc Chúa Giêsu bị đóng đinh. Chúng ta không “đóng đinh lại” Chúa Giêsu. Đúng hơn, rằng Chúa Giêsu đã một lần, chết cho chúng ta, một hiến lễ hoàn hảo và trọn vẹn được hiện tại hoá cho chúng ta. Việc sử dụng Tượng chịu nạn nhắc nhớ chúng ta về điều này.
Và, ngay cả khi người Công giáo được phép có một cây thánh giá trơn, thì truyền thống phổ biến là người Công giáo luôn có Tượng chịu nạn trong nhà. Đây như một lời tuyên xưng, một lời giới thiệu với bất kỳ ai khác rằng: Chúng tôi là một ngôi nhà Công giáo; chúng tôi là một giáo xứ Công giáo.
Đức Ông Charles Pope
osvnews.com (14.3.2022)
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm chuyển ngữ
Nguồn: hdgmvietnam.com, 17.3.2022
-
Hãy cầm và đọc - Cổ võ văn hóa đọc sách (17/09)
-
Món quà Thiên Chúa dành cho nhân loại (21/08)
-
Đức tin vốn bao gồm tình trạng trái ngược: Đón nhận những mâu thuẫn của sự phát triển tâm linh (03/07)
-
Thánh Lễ Trên Địa Cầu của Pierre Teilhard De Chardin (30/05)
-
Cách chữa lành hiệu quả (22/05)
-
Sự phù phiếm làm thoái hoá chúng ta (21/03)
-
Năm Mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (02/01)
-
“Sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền Lề luật”: Giáng Sinh theo thánh Phaolô (21/12)
-
Mẹ Maria: Biểu tượng của lòng tin vâng phục (09/12)
-
Có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng? (02/12)