Suy tư
MỘT VÀI BÍ MẬT NÊN BIẾT
MỘT VÀI BÍ MẬT NÊN BIẾT
Các đan sĩ có những bí mật đáng để chúng ta biết, và các bí mật này có thể vô giá trong thời đại dịch coronavirus buộc hàng triệu người trong chúng ta phải sống như đan tu.
Vì Covid-19, hàng triệu người buộc phải ở nhà, làm việc ở nhà, giãn cách xã hội với mọi người trừ người trong nhà và có tiếp xúc xã hội tối thiểu với bên ngoài. Một cách nào đó, dù muốn dù không, điều này đã làm nhiều người trong chúng ta thành tu sĩ. Đâu là bí mật để phát triển mạnh điểm này?
Chà, tôi không phải là một đan sĩ, lại cũng không phải là chuyên gia sức khỏe tinh thần, vậy những gì tôi chia sẻ ở đây không chính xác theo luật Thánh Biển Đức hay theo một loạt lời khuyên nghề nghiệp trong lãnh vực sức khỏe tinh thần. Chia sẻ này tôi học từ các đan sĩ và theo kinh nghiệm sống trong tinh thần cho và nhận của một cộng đồng tu sĩ từ năm mươi năm nay.
Đây là mười lời khuyên để sống khi chúng ta ở chung nhà, nghĩa là sống trong hoàn cảnh thiếu riêng tư và phải sống nhiều người trong một không gian hẹp, đối diện nhau nhiều giờ, phải đấu tranh để có những gì làm chúng ta tăng thêm năng lực, trong đó chúng ta thấy mình có những lúc vui, lúc thất vọng, lúc buồn chán, lúc mất kiên nhẫn, lúc thờ ơ. Làm sao để sống còn và phát triển trong tình huống này?
1. Tạo thói quen. Đó là mấu chốt. Và đó là những gì các đan sĩ làm. Tạo thói quen chi tiết, lên chương trình ngày của mình như một ngân sách tài chánh. Làm thế nào để nó thiết thực: kê những chuyện mình phải làm hàng ngày, chép vào lịch cụ thể, rồi xem đó là kỷ luật phải tôn trọng, dù có vẻ cứng nhắc và áp đặt. Cự lại với cám dỗ làm theo năng lượng, theo tâm trạng hoặc dựa vào giải trí và mọi chia trí để giúp mình qua ngày, qua đêm.
2. Tắm rửa và ăn mặc đàng hoàng mỗi ngày, như thể bạn đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Cự lại với cám dỗ xem thường vệ sinh, ăn mặc, trang điểm. Không mặc áo quần ngủ: tắm rửa, ăn mặc tươm tất. Khi bạn không làm những chuyện này, bạn nói gì với gia đình? Họ không xứng đáng để bạn cố gắng sao? Và bạn nói gì với chính mình? Tôi không đáng để cố gắng sao? Nhếch nhác luộm thuộm chắc chắn sẽ trở nên lờ đờ, biếng nhác.
3. Nhìn xa hơn bản thân và nhu cầu của mình để thấy người khác, cũng như nỗi đau và thất vọng của họ. Bạn không ở đây một mình, người khác cũng chịu đựng như bạn. Không có gì làm cho ngày của mình khó khăn khi cứ quá nghĩ về mình, tội nghiệp cho mình.
4. Tìm một nơi để ở một mình một lúc nào đó trong ngày và để người khác cũng được như vậy. Đừng xin lỗi vì cần thời gian ở một mình. Đây là điều rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần chứ không phải là một chướng khí ích kỷ. Bạn cho người khác khoảng không gian này. Đôi khi bạn cần phải tách xa, không phải để bạn khỏe, nhưng vì còn lợi ích cho người khác. Các đan sĩ sống đời sống cộng đoàn rất mạnh, nhưng mỗi người có tịnh phòng riêng để lui về.
5. Có giờ chiêm niệm mỗi ngày gồm giờ cầu nguyện. Trên lịch của mình, mỗi ngày bạn để ít nhất nửa giờ hay một giờ để chiêm niệm: cầu nguyện, đọc Sách Thánh, đọc sách nghiêm túc, viết nhật ký, vẽ một bức tranh, vẽ một hàng rào, tạo một tác phẩm, sửa chữa một cái gì, làm vườn, làm thơ, viết nhạc, viết hồi ký, viết một bức thư dài cho người bạn nhiều năm bạn không gặp, bất cứ gì, nhưng phải làm một cái gì để tâm hồn thông thoáng và phải có cầu nguyện.
6. Thực hành “ngày Sa-bát” mỗi ngày Sa-bát không cần phải một ngày, có thể một giờ. Tặng cho mình cái gì đó đặc biệt để mỗi ngày mình mong chờ, một chuyện thú vị gợi cảm: tắm nước nóng, một ly rượu, một điếu xì-gà ngoài mái hiên, xem lại cuốn phim yêu thích, ngủ trưa trên ghế ngoài trời dưới bóng cây, bất cứ điều gì miễn là việc này mang đến cho bạn một niềm vui.
7. Thực hành “ngày Sa-bát” mỗi tuần. Bạn đã dành sáu ngày trong tuần để sống khép kín theo thói quen bạn đã lên lịch. Bạn dành một ngày trong tuần để bỏ thói quen này. Một ngày vui vẻ, một ngày bạn có thể mặc áo ngủ ăn điểm tâm thịnh soạn.
8. Làm một cái gì đó mới mẻ. Thư giãn với một cái gì mới. Học một ngôn ngữ mới, học một nhạc cụ mới, có một sở thích mới. Đây là dịp bạn sẽ không bao giờ có.
9. Nói chuyện về các căng thẳng trong nhà, nhưng cẩn thận. Căng thẳng sẽ nảy sinh khi bạn sống trong không gian bị giới hạn. Các đan sĩ có các buổi họp cộng đoàn để giải quyết các căng thẳng này. Chân thành nói các căng thẳng nhưng cẩn thận, các nhận xét đau đớn đôi khi không bao giờ lành hoàn toàn được.
10. Chăm sóc cơ thể của bạn. Chúng ta là người vừa có tâm hồn, vừa có thể xác. Hãy chăm sóc cơ thể bạn. Tập thể dục đủ để giữ cơ thể khỏe mạnh. Cẩn thận không dùng thức ăn để bù cho đời sống đan tu bó buộc. Các đan sĩ cẩn thận về chế độ ăn uống của họ, trừ ngày lễ.
Các đan tu có những bí mật chúng ta cần biết!
Lm. Ron Rolheiser, OMI
Nguồn: ronrolheiser.com/ hdgmvietnam
-
Hãy cầm và đọc - Cổ võ văn hóa đọc sách (17/09)
-
Món quà Thiên Chúa dành cho nhân loại (21/08)
-
Đức tin vốn bao gồm tình trạng trái ngược: Đón nhận những mâu thuẫn của sự phát triển tâm linh (03/07)
-
Thánh Lễ Trên Địa Cầu của Pierre Teilhard De Chardin (30/05)
-
Cách chữa lành hiệu quả (22/05)
-
Sự phù phiếm làm thoái hoá chúng ta (21/03)
-
Năm Mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (02/01)
-
“Sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền Lề luật”: Giáng Sinh theo thánh Phaolô (21/12)
-
Mẹ Maria: Biểu tượng của lòng tin vâng phục (09/12)
-
Có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng? (02/12)