Suy niệm
Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Ngày Cánh Chung
NGÀY CÁNH CHUNG
(Mc 13,24-32)
M. Laurentio Toàn
Những ngày cuối của năm Phụng vụ, Giáo hội muốn tất cả tín hữu chúng ta hướng về mầu nhiệm cánh chung. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết sự hoang mang lo lắng của những người theo Đức Giêsu, họ bị gieo rắc về giáo lý sai lạc, bị bắt bớ, chiến tranh, loạn lạc, đói kém. Lại có những người gieo rắc nỗi kinh hoàng tai ương sẻ hủy diệt vũ trụ này. Tác giả sách Tin Mừng nhắc lại lời khuyên của Đức Giêsu là đừng để lừa gạt bởi những lời lẽ thiếu suy nghĩ (x. Mc 13,5-8). Thánh Marcô đã dùng thể văn khải huyền để diễn tả: “Trong những ngày ấy, sau cơn gian lớn lao, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ không còn chiếu sáng, các ngôi sao sẽ sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển” (Mc 13,24-25).
Vào thời Chúa Giêsu, các vì sao được coi là các vị thần tác động lên sự sống, có thể ban ơn hoặc mang tai họa nên phải có hy lễ thờ cúng. Do đó, Chúa Giêsu dạy cho dân chúng hiểu mặt trời, mặt trăng, các vì sao không phải là vị thần nhưng chúng chỉ là các thiên thể có ngày sẽ bị hủy diệt. Những hình ảnh được mô tả như mặt trời ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các tinh tú trên bầu trời lay chuyển là lối diễn tả của thể văn khải huyền. Những hình ảnh này cũng tìm thấy trong sách Sáng thế mô tả lúc Thiên Chúa sáng tạo trời đất: “Lúc khởi nguyên Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và đất. Ngài làm ra hai chiếc đèn lớn, mặt trời chiếu tỏa ban ngày và mặt trăng soi sáng ban đêm rồi đến các vì sao” (St 1,1.16). Tiên tri Isaia cũng từng loan báo: Ngày ấy sẽ không cần mặt trời soi sáng ban ngày cũng không cần mặt trăng soi sáng ban đêm, cũng không cần ánh sáng của các ngôi sao hoặc ánh sáng của đèn đuốc, vì chính Đấng Cứu Thế là ánh sáng chiếu soi mọi nơi (x. Is 60,19-20). Chúng ta không quan tâm ngày ấy sẻ xảy ra như thế nào, mà quan tâm đến sự kiện quan trọng nhất của ngày ấy đó là ngày Chúa đến, ngày tận cùng của trời đất và vũ trụ này. Ngày đó là ngày khủng khiếp nhất đối với những người tội lỗi, mà cũng là ngày hân hoan vui mừng của người công chính. Sẽ có một vương quốc mới, vương quốc này sẽ không còn đói kém, bệnh tật đau khổ nữa vì đã có Đức Kitô đã trải qua đau khổ, cái chết và sống lại. Người là Chúa Tể và cùng đích của toàn thể nhân loại[1].
Qua bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu muốn mọi người hãy đứng vững trước những giáo lý sai lạc của những kẻ giả danh loan báo về ngày tận thế. Cuộc đời con người có ngày khởi đầu cũng có ngày kết thúc. Thời gian sống trên trần gian này là cuộc lữ hành rồi kết thúc bằng cái chết, nhưng không biết mình chết lúc nào. Chỉ biết được rằng sẽ có ngày đó và Chúa sẽ đến phán xét con người.
Trong những ngày cuối cua năm Phụng vụ, Giáo hội muốn chúng ta nhìn lại cuộc hành trình đức tin của chúng ta có đi đúng đường lối của Thiên Chúa hay không? Có giúp nhau cùng tiến bước trên cuộc lữ hành đức tin hay không? Đối với Chúa ta có lòng tin cậy mến như thế nào? Đây là lúc chúng ta điều chỉnh lại cuộc hành trình của mình để ngày càng vững bước hơn trong ơn gọi mà Chúa đã kêu mời, hầu sẵn sàng đón mừng ngày Chúa đến với niềm vui và hy vọng được Ngài cứu độ.
[1] x. Lm Vũ Phan Long, Các Bài Tin Mừng Máccô dùng trong Phụng Vụ, Nxb Văn Hóa Thông Tin, tr. 265-266.
-
Thứ Ba, Tuần II MV, Mt 18,12-14: Bao dung tha thứ (10/12)
-
9/12 - Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (07/12)
-
Chúa Nhật II Mùa Vọng, C, Lc 3,1-6: Sám hối - đoạn tuyệt với tội lỗi (07/12)
-
Thứ Sáu, Tuần I Mùa Vọng, Mt 9,27-31: Kiên trì trong đức tin (05/12)
-
Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Lc 21,25-28.34-36: Tỉnh thức và cầu nguyện (30/11)
-
Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Lc 21,25-28.34-36: "Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện" (30/11)
-
Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: "Tôi là Vua" (23/11)
-
Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Giêsu: Vua sự thật, Vua tình yêu (23/11)
-
Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Chúa Kitô Vua Vũ Trụ (23/11)
-
Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Giêsu (23/11)