Suy niệm
02/02 Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (Lễ Nến), Lc 2,22-40: Mắt tôi được thấy ơn cứu độ
MẮT TÔI ĐƯỢC THẤY ƠN CỨU ĐỘ
(Ml 3,1-4; Dt 2,14-18;Lc 2,22-40)
Đaminh Tước
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh. Trong bài Tin Mừng thánh sử Luca tường thuật Đức Maria và thánh Giuse đưa Chúa Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để dâng cho Chúa Cha. Lễ này theo truyền thống của Giáo hội được gọi là Lễ Nến, cũng là ngày cầu nguyện cho những người sống đời sống thánh hiến.
Ông Simêon và bà Anna là những ngôn sứ, theo Kinh thánh, ngôn sứ là người được Thiên Chúa chọn, để tiên báo lời của Thiên Chúa cho dân và cũng là để khuyên dạy, răn đe con người lầm lỗi. Tuy nhiên, ngôn sứ cũng có đời sống công chính và thánh thiện, như ông Simêon sống đã được Chúa Thánh Thần linh hướng, để đến gặp Hài Nhi Giêsu và ông hạnh phúc ẵm Hài Nhi trên tay (x. Lc 2,25-26). Đây là niềm hạnh phúc trào tràn trong tâm hồn ông và ông đã chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ, Chúa đã dành sắn cho muôn dân: đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài” (Lc 2,29-32). Lời thánh ca Tin Mừng mà ông già Simêon đã được Chúa Thánh Thần soi sáng, nên ông đã nhận biết Chúa Giêsu cứu độ và cất tiếng khen ngợi Chúa, vì Chúa đã thương đến cứu chuộc dân Người. Ông Simêon đã nhìn thấy ơn cứu độ nơi Đức Kitô và được bồng ẵm Hài Nhi Giêsu trên tay, đó là niềm hạnh phúc dâng trào trong tâm hồn ông qua tháng ngày khao khát mong chờ được gặp Đấng cứu độ và cũng như bao người khao khát Chúa đến giải cứu nhân loại đang sống trong cảnh đau khổ, vì chiến tranh và tội lỗi của kiếp người mong manh để mong chờ Chúa đến giải thoát và nâng đỡ cảnh lầm than của con người.
Hai ngôn sứ Simêon và Anna, cũng như bao người dân Ít-ra-en được coi là dân của Thiên Chúa chọn đang khao khát và mong đợi Chúa đến để cứu độ dân tộc. Nhưng niềm mong đợi và khát khao đó, họ lại không mang ý tưởng trong tâm hồn của họ ước mong, vì dân Ítrael sống trên những ước vọng theo hình thức, không theo ý thức thực tâm khao khát như ông già Simêon và bà Anna sống thực với tâm hồn khát mong gặp gỡ Chúa Giêsu để được hưởng ơn cứu độ trước khi nhắm mắt lìa đời. Để có thể được hưởng niềm hạnh phúc trên Thiên quốc mai sau, mỗi người chúng ta phải sống có niềm tin và lòng cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa, cần phải sống đạo đức, thánh thiện và làm chứng cho Chúa giữa thế giới hôm nay.
Cũng thế, niềm tin và niềm khao khát của một số dân Ít-ra-en và cũng như bao người Kitô hữu được sống với Chúa và sống trong Chúa, cũng là niềm mong đợi được Thiên Chúa ban ơn, chúc phúc nơi thân xác và trong tâm hồn mỗi người chúng ta, để trở nên con người sống công chính và thánh thiện mà mong chờ Chúa đến vào ngày chung cuộc. Tuy nhiên, Đức Maria và thánh Giuse cùng hai ngôn sứ Simêon và Anna thuộc phần nhỏ nơi dân tộc Ít-ra-en Chúa chọn sống đạo hạnh. “Đây cũng là một số ít người dân Thiên Chúa, sống đức tin trong khiêm nhường và trung thành với giáo huấn các ngôn sứ, nên Thiên Chúa biểu lộ tình thương với cách làm cho họ nhìn thấy Người”[1].
Sách Malakhi nói về tình thương của Thiên Chúa với Ít-ra-en; “Ta đã yêu thương các ngươi” (Ml 1,2), qua miệng ngôn sứ cho dân biết đời sống đức tin không phải các nghi lễ dâng Thiên Chúa mà đẹp lòng Chúa và được Chúa chấp nhận hết, nhưng chính là tấm lòng đạo đức được biểu lộ lòng thánh thiện và đạo hạnh để được Thiên Chúa yêu thương: “Như Giacóp được Thiên Chúa yêu thương, còn Êsau Thiên Chúa lại ghét nó” (Ml 1,3-4). Đó cũng là, được Thiên Chúa tuyển chọn và thánh hiến.
Theo luật Do Thái thì: “Mọi con đầu lòng của loài người, trong số con cái ngươi, thì ngươi sẽ chuộc lại”, vì “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Thiên Chúa ” (Lc 2,23). Vì thế, Đức Maria và Thánh Giuse làm theo luật truyền và làm các nghi lễ, mặc dù Chúa Giêsu không buộc phải làm nghi lễ này, vì Chúa Giêsu thuộc về Con Chúa Cha hằng có đời đời. Nhưng “theo luật Maisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế.”[2]
Nội dung bài đọc hai thư gửi Do thái đã khuyên dạy chúng ta về niềm tin ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho nhân loại (Hr 2,14-15). Vì thế, Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt. Đây cũng là Thiên Chúa được tỏ lộ cho những ai sống trung thành với lề luật và sống đạo đức thánh thiện thì sẽ nhìn thấy ơn cứu độ. Do đó, Đức Maria đã đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa qua sự mang Chúa Giêsu đến cho nhân loại hưởng ơn cứu độ. Cho nên, mọi người sống niềm tin vào Thiên Chúa thì sẽ nhìn thấy ánh sáng của ơn cứu độ như hai ngôn sứ Simêon và Anna đã đón nhận ơn cứu độ trước khi nhắm mắt lìa đời để về hưởng hạnh phúc Nước trời.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu và nguồn ơn cứu độ cho chúng con đặt niềm hy vọng trong đời sống đức tin. Xin Chúa ban cho chúng con biết noi gương hai ngôn sứ Simêon và Anna trong niềm khao khát mong đời Chúa đến, để thân xác và tâm hồn chúng con nhìn thấy ơn cứu độ, trước khi nhắm mắt lìa cõi thế mà trở về hưởng nguồn hạnh phúc của ơn cứu độ trên Thiên quốc. Amen.
[1] X. Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Lời Chúa cho mọi người, tr. 1736.
[2] Giuse Đinh Lập Liễm, Lịch sử và ý nghĩa Ngày Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, URL: https://gpcantho.com/lich-su-va-y-nghia-ngay-le-dang-chua-giesu-vao-den-thanh/, (cập nhật 31.01.2025).
-
Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang (15/03)
-
Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Cầu nguyện và thực hiện cuộc xuất hành với Chúa (14/03)
-
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ (08/03)
-
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Vượt thắng cám dỗ (08/03)
-
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Bước vào hoang địa cuộc đời (08/03)
-
Thứ Tư Lễ Tro, Mt 6,1-6.16-18: Làm việc bác ái (05/03)
-
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý (01/03)
-
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: "Lòng có đầy, miệng mới nói ra" (01/03)
-
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Lựa lời mà nói (01/03)
-
Thứ Năm, Tuần VII TN, Mc 9,41-50: Đừng làm cớ vấp phạm (27/02)