Suy niệm
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Thấy Đấng Phục Sinh
Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan cho chúng ta biết bà Maria Magdala, Phêrô và Gioan có cái nhìn khác nhau, hay nói đúng hơn là thấy và gặp Đức Kitô phục sinh khác nhau, tùy vào tâm tình, niềm tin và viễn kiến về Đức Kitô đã có nơi họ.
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết - Biểu tượng của sự sống vĩnh cửu
Bằng cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã mang lấy tội lỗi và đau khổ của nhân loại, chịu hình phạt thay cho con người. Đây là hành động của tình yêu vô điều kiện, thể hiện lòng thương xót sâu sắc của Thiên Chúa dành cho thế gian. Qua sự hy sinh này, Ngài đã mở ra con đường để mọi người được tha thứ và hòa giải với Thiên Chúa.
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Đức Kitô phục sinh mở ra niềm hy vọng mới cho các Kitô hữu
Sự kiện Phục Sinh không chỉ là điểm khởi đầu cho Giáo Hội, mà còn mở ra một niềm hy vọng mới trong đời sống đức tin.
Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa: Passio Iesu Christi
Cụm từ Passio Iesu Christi không chỉ là lời kể về cuộc khổ nạn, mà còn là bản tình ca thần linh, nơi tình yêu đạt đến tột đỉnh của sự tự hiến. Không như một số lối diễn dịch sai lạc ngoài Kitô giáo cho rằng “passio” là “đam mê” theo nghĩa trần tục, đầy cảm tính và phi lý trí; trong thần học Kitô giáo, “passio” xuất phát từ động từ patior – nghĩa là “chịu đau khổ”.
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng
Tình yêu này nói cho nhân loại biết Thiên Chúa luôn yêu và chấp nhận con người vô điều kiện, sẵn sàng đón nhận những yếu đuối và giới hạn của con người. Đồng thời, vì yêu con người mà Thiên Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể, để “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Tôi là ai?
“Hosanna” và “Đóng đinh nó vào thập giá!” là tấm gương cho chúng ta tự soi vào đời sống và lương tâm của mình để xem tôi đang là ai trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 19,28-40: Chúa là Vua hiền hậu và khiêm nhường
Chúa Giêsu là Vua, Ngài là vị Vua hiền hậu và khiêm nhường, Ngài đến thế gian không phải để thống trị nhưng để phục vụ. Ngài đến để mang lại bình an và hy vọng cho nhân loại.
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Đón nhận thánh ý Thiên Chúa
Chúa Giêsu đã trở nên tấm gương sáng ngời trong việc sống theo thánh ý của Thiên Chúa và Ngài luôn mời gọi, khuyến khích chúng ta - những môn đệ thân tín, noi gương Ngài thi hành ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta trở về với con người thật của mình, gạt đi tính ghen tương, bỏ xa thái độ soi mói người khác, và biết cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa trước những tội lỗi mà chúng ta đã xúc phạm đến Ngài và đến tha nhân.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Đức Giêsu - Đấng giàu lòng thương xót
Đức Giêsu là hiện thân của Lòng Thương Xót, Ngài đến trần gian mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng giàu lòng xót thương: “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống” (Ed 33,11).
Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Khiêm tốn cầu xin lòng thương xót của Chúa
Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người chúng ta không lên án chỉ trích, nói hành, nói xấu hay vu khống người khác, nhưng hãy nhìn lại bản thân để thấy rằng mình cũng đầy tội lỗi cần được tha thứ.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, C, Lc 15,1-3.11-32: Đã chết và nay sống
Để Thiên đàng vui mừng, người cha vui mừng, khi ai đó đã chết nay sống lại là một quá trình không chỉ tính bằng độ dài của năm tháng, của đau khổ thử thách, những trên hết bởi chạnh lòng thương của Thiên Chúa “Nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 36,10).
Chúa Nhật IV Mùa Chay, C, Lc Lc 15,1-3.11-32: Người con "Pharisêu"
Có lẽ khi phân tích nhân vật người anh cả và nhìn vào những người Pharisêu và các Kinh sư, không ít người trong chúng ta sẽ thấy hình bóng của mình trong đó. Là những người “đạo gốc”, những Kitô hữu lâu năm, là tu sĩ, linh mục, chúng ta cũng hay lầm tưởng mình là người công chính vì không bỏ Giáo Hội và luôn nghiêm chỉnh giữ luật.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, C, Lc Lc 15,1-3.11-32: Niềm vui người cha đón con lầm lạc trở về
Đây là cử chỉ biểu lộ niềm vui trong tình yêu bao dung cao quý của người cha tha thứ tất cả cho người con lỗi lầm. Cũng thế, Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúng ta, nếu chúng ta biết ăn năn hối cải trở về với Chúa, thì Ngài sẵn sàng thương tha thứ và ban ân sủng cho chúng ta.
Chúa Nhật III Mùa Chay, C, Lc 13,1-9: Sám hối
Sám hối không phải là hình phạt hay nỗi thống khổ, mà là một ân sủng, là cơ hội để mỗi chúng ta thay đổi và sống đúng đắn hơn từng ngày. Chúa Giêsu đến vì những người tội lỗi, để họ được hoán cải và đón nhận một cuộc sống viên mãn (x. Mt 9,13; Ga 10,10). Ngài sẵn sàng chăm sóc chúng ta, như người trồng vườn chăm sóc cây vả: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó” (Lc 13,8).
Chúa Nhật III Mùa Chay, C, Lc 13,1-9: Sám hối trở về với Chúa
Mùa Chay là thời gian Chúa ban cho chúng ta cơ hội để sám hối và sinh hoa trái. Như thánh Phaolô đã nói với tín hữu Côrintô: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2Cr 6,2b). Vậy, chúng ta hãy biết dùng thời gian này để đứng lên, quyết tâm từ bỏ đời sống nô lệ tội lỗi, vượt qua các cám dỗ níu kéo của con người tầm thường, để trở về với lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang
Chúa Giêsu qua cuộc biến hình nhằm biểu tỏ vinh quang rạng ngời mà Người sẽ hiện ngự sau khi Người phục sinh. Song, để trở nên vinh quang đó, Chúa đã phải sống kiếp người, phải chịu đau khổ, bị khinh khi, ruồng bỏ, đánh đập, chế nhạo, và tột đỉnh là chịu chết đau thương trên thập giá, tất cả là nhờ Người cam chịu để gánh lấy tội muôn dân.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Cầu nguyện và thực hiện cuộc xuất hành với Chúa
Chúng ta được mời gọi hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc Xuất Hành của Người qua việc “vác thập giá hằng ngày” để có thể thông chia sự đau khổ và vinh quang với Người như Người đã trải qua khổ nạn để đến vinh quanh.
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ
Qua những tình huống mà quỷ bày ra trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy, cám dỗ của ma quỷ thật hiểm độc vì nó tiến từng bước từ thấp lên cao và tất cả nhắm vào những nhu cầu thiết yếu của con người.
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Vượt thắng cám dỗ
Chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu, biết lắng nghe và giữ Lời Chúa, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng, vì không sức mạnh nào có thể khuất phục được những ai biết nắm giữ Lời Chúa.
Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Bước vào hoang địa cuộc đời
Chúng ta hãy noi gương Chúa bước vào hoang địa cuộc đời để dám đối diện với chính mình, nhìn nhận những yếu đuối và tội lỗi của bản thân. Đó là hành trình nội tâm mà chúng ta can đảm bước đi trong thinh lặng, tránh xa những ồn ào và cám dỗ bên ngoài để đối thoại với Chúa qua cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa.
Thứ Tư Lễ Tro, Mt 6,1-6.16-18: Làm việc bác ái
Hành động bố thí nói lên tấm lòng hào hiệp và phẩm chất của một người. Sự bố thí còn thể hiện tấm lòng từ bi thương xót, thông cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Bố thí còn là một hành vi đạo đức, vì nhắm đến điều thiện hảo.
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý
Thích lên mặt dạy đời, phô trương háo thắng, muốn khi nào mình cũng phải trên cơ kẻ khác, từ đó dễ dẫn đến phê phán, chỉ trích tha nhân. Đó vẫn luôn là căn bệnh thâm căn cố đế của loài người. Lời Chúa hôm nay là liều thuốc đặc trị giúp ta chữa dần dần và với ơn Chúa, mong rằng mỗi người chúng ta sẽ được thuyên giảm và lành bệnh.
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: "Lòng có đầy, miệng mới nói ra"
“Lòng có đầy, miệng mới nói ra”. Câu này không chỉ là một lời cảnh tỉnh mà còn là một lời mời gọi mỗi người chúng ta tự vấn về tâm hồn và đời sống nội tâm của mình. Hơn nữa, nó nhắc nhở mỗi người chúng ta phải có sự liên kết giữa lời nói và hành động. Lời nói tốt đẹp và yêu thương chỉ có thể xuất phát từ một tâm hồn trong sáng.