ƠN GỌI

SAO LẠI KỲ THỊ NGƯỜI TU XUẤT?

Đời tu là một ơn gọi quý giá, nghĩa là một quà tặng mầu nhiệm đến từ Thiên Chúa. Không phải cứ gồng mình lên thì con người sẽ đi tu được và đi tu tốt. Những kẻ được gọi thì nhiều, nhưng những người được chọn thì ít. Đường tu trì là một con đường gập ghềnh. Vì thế, cả những người được xem là “thành công” hay những trường hợp bị coi là “thất bại” đều cần đến lời cầu nguyện, sự yêu thương và nâng đỡ của mọi người.

Vatican tổ chức Hội nghị chuyên đề về nền thần học của chức linh mục

Theo VaticanNews ngày 12 tháng 4, Tòa thánh tổ chức một cuộc họp báo để công bố Hội nghị chuyên đề về nền thần học của chức linh mục, một hội nghị sẽ tìm cách khám phá mối liên hệ giữa chức linh mục được truyền chức và chức linh mục của tất cả những ai đã chịu phép rửa.

ĐHY Tổng trưởng Bộ Tu sĩ: tu sĩ là chứng tá sự thiện mỹ của Thiên Chúa

Trong thư gửi các tu sĩ nam nữ nhân dịp kỷ niệm 25 năm thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II ban hành Tông huấn Đời sống thánh hiến, Đức Hồng y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Tu sĩ, khuyến khích các tu sĩ làm chứng cho sự cao đẹp của Chúa Ki-tô bằng sự phục vụ vui tươi của mình.

ĐAN SĨ SỐNG LỜI KHẤN VÂNG PHỤC TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

Người sống đời thánh hiến chấp nhận từ bỏ cái tôi từng ngày để khuôn đúc mình nên giống Thầy chí thánh bằng việc lắng nghe, tuân phục tự nguyện quyền bính hay qui chế.

TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH

Có thể nói, sự trưởng thành nhân bản là sự nối kết cơ bản giữa nhân cách hiện có của chúng ta với nhân cách tương lai mà chúng ta dự định trở thành. Thí dụ, hôm nay, chúng ta là sinh viên, là một nông dân, nhưng trong những năm tháng sắp tới chúng ta sẽ trở thành một nhà giáo, một thương nhân. Đây là một sự trở thành, một sự trở thành chín mùi, trọn vẹn. Điểm cốt yếu và thuyết phục nhất về sự trưởng thành là trách nhiệm và sự trung thành khi người trưởng thành thực hiện một cam kết và sống bổn phận của mình. Bản thân dấn thân vào một công việc nghiêm túc, kiên trì thực hành đến nơi đến chốn một công việc đã được khởi sự có tính toán, nhận ra và sửa chữa những sai lầm tai hại cho bản thân và cho cộng đồng. Một người chăm chỉ thực hành nhiều đức tính tốt thì trưởng thành nhanh chóng.

MỘT VÀI HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN PHÂN TÂM HỌC: SIGMUND FREUD VÀ “LIBIDO”

Chúng ta chỉ đến với Freud, 1856-1939, người đã dựng nên lý thuyết phân tâm, đã chủ xướng một phương pháp trị liệu tâm bệnh, ngày nay rất phổ biến tại các nước tiên tiến, dầu là dưới những danh xưng khác nhau, như các văn phòng tư vấn, hướng nghiệp, tâm thần v.v. Giả thiết mọi người đã biết rõ hoặc biết qua lý thuyết phân tâm rồi nên chỉ xin nêu lại mấy khái niệm nòng cốt trong phân tâm học (Phần I) để dễ đối chiếu với một ít hiện tượng thường gặp trong đời sống trẻ em, người thường, người tu sĩ, linh mục, (Phần II), và với một vài qui chiếu nhỏ theo chiều hướng mục vụ, tu đức (Kết luận).

Tu Luật Thánh Phụ Biển Đức

Tu Luật Thánh Phụ Biển Đức

Hiến Pháp Hội Dòng Xitô Thánh Gia (Bản Việt ngữ)

Hiến Pháp Hội Dòng Xitô Thánh Gia (Bản Việt ngữ). Tiểu ban Hiến Pháp đã chỉnh sửa từ ngữ (những dòng chữ màu đỏ), đang chờ Tổng Hội duyệt lại.

Hiến Pháp Hội Dòng Xitô Thánh Gia (Bản La ngữ)

Hiến Pháp Hội Dòng Xitô Thánh Gia (Bản La ngữ)

Lịch Phụng Vụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia 2020-2021

Lịch Phụng Vụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam 2020-2021

CỘNG ĐOÀN DÒNG TU ĐỪNG ĐÁNH MẤT TÍNH HÀI HƯỚC CỦA MÌNH

Lúc nào cũng có những vấn đề làm cho chúng ta không vui? Làm ơn, đừng đánh mất tinh thần khôi hài của mình. Điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều. Đó là chống tán gẫu: tự bản thân hãy biết cười, trước các tình huống, trước người khác – với tinh thần vui vẻ - đừng để mất tinh thần hài hước.

ĐTC Phanxicô nói về “các nết xấu và các nhân đức”

“Các nết xấu và các nhân đức” là tựa đề cuốn sách mới và cũng là nội dung cuộc phỏng vấn của cha Marco Pozza, linh mục tuyên úy nhà tù ở Padova, bắc Ý với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Một hướng đi cơ bản nhân Ngày Đời Sống Thánh Hiến 2021

Nhân Ngày Đời Sống Thánh Hiến lần thứ 25, Bộ các dòng tu nhắc nhở các tu sĩ nam nữ toàn thế giới đón nhận một hướng đi căn bản do Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị trong Thông điệp Fratelli tutti – Tất cả anh em.

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NHIỆM VỤ GIẢNG LỄ CỦA LINH MỤC

Trong những hình thức giảng Lời Chúa, giáo luật đặc biệt lưu ý giảng lễ (điều 767) và giảng tĩnh tâm hoặc tuần đại phúc (điều 770). Giảng lễ là một hình thức giảng thuyết nhưng không phải bất cứ sự giảng thuyết nào cũng là giảng lễ. Homilia theo nguyên ngữ Hy lạp để chỉ một sự đàm thoại, cuộc nói chuyện thân mật. Trước đây, homilia còn để chỉ lời cầu nguyện hoặc bài giảng của Giám mục.

Hội chứng Bathsheba: Căn bệnh của thành công trong đời sống linh mục

Trong một lần gặp cha linh hướng, tôi cũng khá bị đánh động bởi lời nhắc nhở của ngài về việc phải cẩn trọng trước “cơn cám dỗ của sự thành công”. Lời nhắc nhở ấy khiến tôi phải suy tư rất nhiều. Ý thức được rằng ơn gọi là một mầu nhiệm và còn rất nhiều điều vô cùng quan trọng phải làm để giúp phân định ơn gọi và sự trưởng thành ơn gọi. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin được mượn một nghiên cứu về “Hội Chứng Bathsheba” của Dean C. Ludwig và Clinton O. Longenecker để nhìn vào một chiều kích mà ít khi nào chúng ta nghĩ tới đó là: Cơn cám dỗ của người lãnh đạo thành công.

6 CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ ĐÓN NHẬN BÌNH AN CỦA CHÚA GIÊSU TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã hiện ra giữa các môn đệ và nói với họ: “bình an cho anh em” (Ga 20,19). Ngài đã ban bình an của Ngài cho các môn đệ và cho cả chúng ta, nhưng bình an giống như tất cả mọi ân huệ của Thiên Chúa, được ban tặng và không áp đặt. Chúng ta có biết đón nhận bình an của Chúa Giêsu không?

BÍ TÍCH THÁNH TẨY VÀ ƠN GỌI KITÔ HỮU

Đức tin Kitô giáo khẳng định: Người chịu bí tích Thánh tẩy được rửa sạch mọi tội lỗi và được tái sinh trong Chúa Thánh Thần, trở thành “thụ tạo mới” (x. 2 Cr 5,17), sống với một sự sống mới (x. Cv 2,38; Ga 3,5).

3 BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA AVILA CHO NGƯỜI KITÔ HỮU HIỆN ĐẠI

Thánh Têrêsa đã để lại ảnh hưởng to lớn thông qua những cải cách thiêng liêng, những việc tốt lành và những tác phẩm, thậm chí ngài còn trở thành nữ tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên. Tất cả những điều đó phát xuất từ cội nguồn sâu thẳm của tình bạn sâu sắc và mật thiết với Thiên Chúa.

“BIẾT ĐỌC BẢN THÂN” ĐỂ PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI

Tôi xin được khép góc vào việc “biết đọc bản thân” để phân định ơn gọi. Tôi được gợi hứng về đề tài này do từ tư tưởng của tài liệu hướng dẫn cho việc đào tạo linh mục của Bộ Giáo sĩ: để có thể phân định ơn gọi, cần phải biết đọc lịch sử bản thân, biết đọc “các chuyển động trong lòng mình” và “các động cơ bên trong của những hành động mình làm”.[3]Những yếu tố này vừa mang tính chất nhân bản vừa mang tính chất tâm linh rất sâu sắc, và không thể tách biệt hai tính chất ấy ra khỏi nhau được!

GIÁO XỨ - MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THIÊNG LIÊNG VÀ NHÂN CÁCH CHO CÁC BẠN TRẺ

Có thể nói, ngoài gia đình và học đường, thì giáo xứ là môi trường đặc biệt để giáo dục thiêng liêng và nhân cách cho các bạn trẻ. Người trẻ Kitô hữu học làm người, học làm người con ngoan, học thành người bạn tốt, học để thành công dân tốt giúp ích cho xã hội và cho Giáo Hội, học làm thánh!

Tiến trình đào tạo ơn gọi linh mục và thánh hiến

Theo đường hướng mà chúng ta vừa suy nghĩ, nếu giáo dục có nghĩa là đào bới sự thật của chủ thể, huấn luyện là hình thành con người mới của chủ thể, thì đồng hành là quy tụ của chủ thể. Người thụ huấn được mời gọi hướng tất cả cơ cấu nội tâm, con tim, lý trí và ý chí lại với nhau để đáp lại tiếng gọi của Chúa Thánh Thần.

LIỀU MÌNH CẤT BƯỚC

Hành trình dâng hiến, ấy là hành trình của một cuộc liều mình bước đi, không định hướng nhưng chỉ có một niềm tin. Đó là hành trình của phó thác hoàn toàn cho bàn tay của Chúa.

Bốn cách cụ thể con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa ngay hôm nay!

Điều quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là nhận biết Thiên Chúa, cảm nghiệm được Ngài và đón nhận tình yêu của Ngài. Đó là những điều tối cần mà Kitô hữu ngày nay đã lãng quên.

MỘT CHIA SẺ VỀ ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG VỚI GIỚI TRẺ

Đồng hành thiêng liêng (spiritual accompaniment) là một lối nói mới thay cho lối nói được dùng trước đây: linh hướng (spiritual direction). Vị đồng hành giúp đỡ một người khác, nhưng là giúp người đó nhận ra hoạt động của Thiên Chúa trong đời người ấy. Chúa Thánh Thần là “Thầy dạy đích thực và tối thượng” mà cả vị đồng hành lẫn người được đồng hành đều phải lắng nghe và vâng phục trên con đường cùng nhau tìm kiếm Ý Thiên Chúa.
Thiết kế Web : Châu Á