Linh đạo
Vâng phục trong đức tin
Có nhiều thứ quyền bính khác nhau nên cũng có nhiều kiểu vâng phục khác nhau. Nhưng sự vâng phục của các tu sĩ luôn vượt lên trên những kiểu vâng phục khác. Đó không phải là thứ vâng phục cưỡng ép của nhà binh, hay vâng phục đường cùng của nô lệ, nhưng đó là sự vâng phục được thúc đẩy bởi lòng yêu mến với đầy đủ ý thức và tự do.
Lắng nghe và đóng góp ý kiến trong cộng đoàn
Góp ý là một nghệ thuật không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự nhạy bén và tôn trọng. Không những “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” mà còn phải “lựa cách mà nói” nữa. Khiêm tốn trong khi góp ý yêu cầu chúng ta biết cách đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải thấu hiểu và tôn trọng quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của nhau.
Từ bỏ ý riêng để dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa
Chúa Giêsu là mẫu gương cho những ai bước theo Người: “Tôi không đến để làm theo ý tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38). Chỉ khi nào can đảm từ bỏ ý riêng, chúng ta mới thực sự là những người tự do để tìm kiếm và sống theo thánh ý Chúa.
"Con ơi, hãy lắng nghe lời thầy dạy..." (Tu Luật thánh Biển Đức, Lời mở)
Để vâng phục, trước tiên người đan sĩ cần biết lắng nghe. Lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe viện phụ, lắng nghe anh em và lắng nghe tiếng nói của cõi lòng mình. Lắng nghe là bước đầu tiên giúp người đan sĩ nhận ra ý Chúa. Lắng nghe không phải bằng đôi tai thể lý, mà phải “ghé tai lòng” để lắng nghe với cả con tim và tấm lòng.
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (12)
Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, những hành vi, cách xử sự tạo nên một nét riêng của một người hay một nhóm người. Theo đó, thánh Biển Đức mong muốn đặc điểm tạo nên nét riêng của người đan sĩ là luôn tỏ lòng khiêm tốn trước mặt mọi người.
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (11)
Ở bậc khiêm nhường này, thánh Biển Đức không chỉ nhắm tới hình thức bên ngoài, nhưng là nhắm tới tâm trạng bên trong tạo nên thái độ ấy. Vì muốn có một ngoại thân trầm tĩnh, trước tiên phải có một nội tâm tĩnh lặng.
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (10)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tích cực của cuộc sống. Chúng ta chỉ thật sự sống vui khi chúng ta còn giữ được nụ cười. Tuy nhiên trong bậc khiêm nhường thứ mười, thánh Biển Đức lại muốn các “đan sĩ đừng vội cười, đừng dễ cười” (TL 7,59). Vậy đâu là ý nghĩa của nụ cười mà thánh nhân muốn nói đến trong bậc khiêm nhường này?
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (9)
Nếu Đan viện là trường học phụng sự Thiên Chúa, thì sự thinh lặng chính là môn học mà các đan sĩ cần phải học tập và trau dồi. Thinh lặng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa, nhưng đồng thời nó cũng là một thách đố cho người đan sĩ trong thời đại ngày hôm nay.
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (8)
Với sự tinh tế và đầy kinh nghiệm hơn 40 năm làm viện phụ của mình, thánh phụ Biển Đức, hơn ai hết đã nắm rõ căn bệnh thiêng liêng này, chính vì vậy để phòng ngừa cho các môn sinh, ngài đã khuyên dạy trong bậc thứ tám của mười hai bậc khiêm nhường rằng: “Bậc khiêm nhường thứ tám là đan sĩ không làm gì ngoài luật chung và gương lành các bậc trưởng thượng” (TL 7,55).
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (7)
Người khiêm nhường đón nhận những điều thấp kém với lòng đơn sơ tất cả những gì xảy đến, và xem đó như là điều tốt lành mà Chúa gửi đến cho ta.
Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (6)
Trong lời chỉ dạy dành cho các đan sĩ trong bậc khiêm nhường thứ sáu này, cha thánh không khuyên họ hãy chọn những gì hèn kém và tồi tệ nhất, nhưng là phải có một thái độ “bằng lòng” với những điều đó. Những điều hèn kém và tồi tệ nhất mà cha thánh nói đến không chỉ là những thứ vật chất bên ngoài, nhưng còn là những danh lợi và vinh quang trần thế này nữa; và thái độ bằng lòng thể hiện một sự thanh thản, bình an trong nội tâm đối với những thực tại đó.
ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (5)
Bậc khiêm nhường thứ năm dường như nhấn mạnh nhiều về viện phụ hơn là những đan sinh, tuy nhiên, có một sự liên hệ ở đây, mỗi một đan sinh cũng chính là viện phụ trên chính cuộc đời mình, một thái độ cởi mở và đón nhận người khác luôn là điều Cha Thánh muốn nhắn gửi tới các đan sinh.
ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (4)
Qua bậc khiêm nhường thứ IV, Cha thánh dạy bảo cho các môn sinh của ngài phải biết vươn lên mỗi ngày để đạt tới đỉnh cao của sự khiêm nhường, đỉnh cao đó là sống trước sự hiện diện của Chúa. Chính giữa những khó khăn, thất bại, hiểu lầm, dường như Chúa đẩy chúng ta vào, nhờ thế mà chúng ta có được kinh nghiệm về sự hiện diện của Ngài. Nhờ sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ dễ dàng giải thoát được cái tôi của mình, dễ dẹp bỏ ý riêng để tìm ý Chúa qua các vị hữu trách.
ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (3)
Nhiều người cho rằng những người ở trong đan viện thật là điên dại. Chưa kể họ phải từ bỏ một đời sống với đầy đủ tiện nghi, phương tiện để thoả mãn những ước muốn, nhu cầu của bản thân mà còn phải hạ mình vâng phục những người đi trước, nhiều khi đó là những người ít tuổi hay kém trí, kém học thức hơn mình. Họ khờ dại lao vào đan viện, để bị ràng buộc giữa vô số quy tắc, chịu đựng sự nhàm chán bởi một nếp sống buồn tẻ, lặp đi lặp lại.
ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (2)
Qua bậc khiêm nhường thứ hai, thánh Biển Đức nhấn mạnh tới sự vâng phục, bước đầu tiên dẫn tới khiêm nhường, được xây dựng trên việc bắt chước Chúa Kitô, Ngài không đến để làm theo ý mình, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Tuy nhiên, để có thể vâng phục suốt cả cuộc đời, để không chỉ vâng phục theo hình thức, sự vâng phục phải được thấm nhuần bằng tình yêu.
ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (1)
«Luôn đặt trước mắt lòng kính sợ Chúa » là nấc thang đầu tiên trên tiến trình của những bậc thang khiêm nhường mà thánh Biển Đức mời gọi các đan sinh bước theo trên hành trình vươn tới Thiên Chúa. Bậc thang này được xem là cánh cửa dẫn vào đời sống khiêm nhường, một bậc thang khó nhằn nhất đối với các đan sinh, bởi bậc khiêm nhường này không gắn mặc định cho một trường hợp, hay một công việc cụ thể nào đó, nhưng bậc khiêm nhường này đòi hỏi phải được thực hiện luôn luôn, bất cứ lúc nào, nơi nào.
ĐỊA BÀN CỦA MỘT TẬP SINH
Tập sinh khi gia nhập đan viện cũng phải chấp nhận nếp sống của Hội Dòng và nhà Dòng mình gia nhập, để học lấy cái nghề cao quý nhất: Tôn vinh Thiên Chúa, thánh hóa bản thân cũng như đồng loại. Đan viện là xưởng thợ, là học đường phụng sự Thiên Chúa. Trong đó có sẵn các khí cụ thiêng liêng thích hợp (R.B, ch. IV).
Thánh Mauro và Thánh Placido - Quốc Vũ
Placido sinh năm 515, trong một gia đình quí tộc giàu có. Năm lên 7 tuổi, Placido được cha mẹ đưa đến Đan viện Thánh Biển Đức ở Subiaco để dâng hiến cho Thiên Chúa, cùng ngày cũng có Mauro (12 tuổi) và thánh Biển Đức đã đón nhận hai cậu bé trong tình thương yêu vui vẻ.
CUỘC GẶP GỠ KHÔNG HẸN TRƯỚC GIỮA ĐẠO LÝ CỦA THÁNH ÆLRED VÀ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI (Martin OCist)
...Và người ta muốn tìm trong những anh em đó là người bạn tri kỷ, dù nhiều hay ít. Chính niềm vui đó có niềm an ủi ai đó – người chúng ta kết hợp sâu xa bằng hệ lụy yêu thương, người mà tinh thần suy yếu của chúng ta khả dĩ tìm được sự ngơi nghỉ, là người mà chúng ta khả dĩ thổ lộ…Người mà có cách nói chuyện ngọt ngào trong cảnh buồn chán của cuộc sống hằng ngày. Đó là người có tâm hồn, là nơi trú ẩn cho chúng ta, khi thế gian quá rộng cho chúng ta vào, người mà chúng ta khả dĩ tâm sự.
SỐNG CHIỀU KÍCH HIỆN DIỆN TRONG CỘNG ĐOÀN ĐAN TU (Hiền Lâm)
Ý nghĩa của việc tuyên giữ và sống linh đạo đan tu là luôn được khởi đi từ sự yêu mến và cũng kết thúc trong yêu mến. Có yêu mến Chúa, yêu mến anh em, yêu mến cộng đoàn, yêu mến Giáo Hội và yêu mến mọi người thì mới yêu mến ơn gọi, và khi yêu mến ơn gọi thì cũng có nghĩa là sống trọn vẹn chiều kích hiện diện: Hiện diện trước mặt Thiên Chúa để luôn sống thánh thiện làm đẹp lòng Ngài; hiện diện với anh em để liên lỷ yêu mến nhau, nâng đỡ nhau, thao thức và đồng hành với nhau; hiện diện giữa cộng đoàn để phục vụ và xây dựng Giáo Hội; hiện diện giữa nhân loại để cộng tác cứu độ muôn người.
Căn tính và sứ mạng đời sống thánh hiến... (Hiếu Liêm)
Ước gì năm đời sống thánh hiến này sẽ là thời điểm đầy hồng ân Chúa giúp chúng ta biến đổi, và tân Phúc Âm hóa bản thân cũng như cộng đoàn để đáp lại kỳ vọng mà Giáo hội và thế giới đang mong đợi nơi chúng ta.
ƠN GỌI CHIÊM NIỆM
Có thể nói, chiêm niệm và hoạt động là hai chiều kích sống của một con người hiện sinh, vừa có tính nội tâm vừa thể hiện ra trong các tương quan, vừa tâm linh lại vừa vật chất, vừa thể hiện ra bằng các hoạt động hữu hạn lại vừa khát vọng vươn tới vô biên...
LINH ĐẠO XITÔ
Khi nói đến đời sống tâm linh hoặc khi đề cập đến một phương cách tu trì người ta nghĩ ngay đến hai từ “linh đạo” (spiritualité), như: linh đạo Kitô giáo, linh đạo đan tu, linh đạo Đaminh, linh đạo Ignatio... Linh đạo hiểu cách đơn giản là “con đường tâm linh” hoặc “con đường thiêng liêng”, là một phương cách tìm gặp Chúa, sống với Chúa và thánh hoá bản thân. Hiểu theo nghĩa hẹp, linh đạo là con đường tu đức mà các vị sáng lập dòng hoặc tu hội đã vạch ra và đã sống theo sự soi sáng của Thánh Linh