Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Lựa lời mà nói
LỰA LỜI MÀ NÓI
(Hc 27,4-7;1Cr 15, 54-58; Lc 6,39-45)
M. Aelredo Quản
Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Lc 6,45). Khi một người có tấm lòng tốt, họ sẽ có lời nói và hành động theo cách tích cực, do họ có một tâm hồn đầy ắp những điều tốt đẹp. Ngược lại, nếu một người có những suy nghĩ tiêu cực hay xấu xa, họ sẽ thể hiện điều đó qua lời nói và hành động của mình.
Kinh Thánh dùng hình ảnh xem quả để biết cây xấu hay cây tốt; qua hành động của một người, ta có thể đánh giá phẩm chất bên trong của họ. Những hành động tốt đẹp thể hiện một người có tâm hồn lương thiện, trong khi những hành động xấu xa cho thấy một người có tính cách xấu xa. Sách Huấn ca nói về điều này: “Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người” (Hc 27,6).
Nguyên nhân của mọi lời nói phát xuất từ bên trong, do tâm ý mà có. Những gì ô nhơ ở cửa miệng, là vì đã ô uế trong cõi lòng: “Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống” (Mt 1518-20).
Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Điều này có nghĩa là những gì chúng ta nói ra không chỉ là ngẫu nhiên hay tình cờ mà là sản phẩm của những gì tồn tại trong lòng. Nếu trong lòng chứa đựng những điều tốt đẹp, thì lời nói ra sẽ thể hiện những điều tương tự. Ngược lại, những gì phát ra từ miệng là những lời xấu xa hoặc tiêu cực, thể hiện một tâm hồn chứa đựng những xấu xa. Vì “người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu”.
Lời nói có một sức mạnh rất lớn; chúng ta có thể động viên, khích lệ hoặc cũng có thể gây tổn thương hay phá huỷ. Do đó, sống với nhau hãy “lựa lời mà nói”, bởi vì lời nói ra phản ánh tính cách và nội tâm của mỗi người.
Ai cũng mong muốn nghe điều hay điều tốt; ai cũng mong đợi cuộc sống tốt đẹp. Một đời sống tốt, là sống theo sự hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, mở lòng cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn từ suy nghĩ, cảm xúc đến hành động. Đây là một cuộc sống được biến đổi từ bên trong, hướng đến sự thánh thiện và hiệp thông với Thiên Chúa. Sống theo Thần Khí được hiểu là sống theo thánh ý Chúa, làm điều tốt lành và loại bỏ những điều xấu. Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa, Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 5,16; 6,8)
Chúa Giêsu còn muốn chúng ta chuyên chăm thực hành Lời Chúa, vì chỉ khi nào tâm hồn chúng ta đầy những lời dạy và giáo huấn của Ngài, thì chúng ta có thể thực hiện những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành không chỉ bệnh tật thể xác mà còn những tổn thương và tội lỗi trong tâm hồn chúng con. Chúa luôn chờ đợi chúng con với vòng tay rộng mở, sẵn sàng tha thứ và chữa lành chúng con. Xin giúp chúng con vơi bớt những nỗi đau và hướng tới cuộc sống viên mãn và tràn đầy hy vọng. Amen.
-
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Thấy Đấng Phục Sinh (19/04)
-
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết - Biểu tượng của sự sống vĩnh cửu (19/04)
-
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Đức Kitô phục sinh mở ra niềm hy vọng mới cho các Kitô hữu (19/04)
-
Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa: Passio Iesu Christi (18/04)
-
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng (12/04)
-
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Tôi là ai? (12/04)
-
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 19,28-40: Chúa là Vua hiền hậu và khiêm nhường (12/04)
-
Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Đón nhận thánh ý Thiên Chúa (12/04)
-
Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình (05/04)
-
Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Đức Giêsu - Đấng giàu lòng thương xót (05/04)