Bài giảng
Lễ Chúa Hiển Dung (06/08), B, Mc 9,2-10: "Hãy vâng nghe lời Người"
Có thể nói sau tất cả thì các môn đệ đã “vỡ mộng”. Những gì họ đã thấy chẳng còn lại gì ngoại trừ Chúa Giêsu. Nhìn vào Người và lắng nghe lời Người sẽ cung cấp định hướng quan trọng mà họ phụ thuộc vào.
Chúa Nhật XVIII TN, B, Ga 6,24-35: Hãy làm việc không ngừng
‘Thiên Chúa làm việc, sáng tạo hay lao động’ được Chúa Giêsu làm chứng và tuyên bố với người Do Thái: “Cha Ta vẫn làm việc và Ta cũng làm việc” (Ga 5,17). Và, Người đã cho lao động một giá trị thiêng liêng vĩnh cửu, khi nói với những người Do Thái: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh…’’ (Ga 6,27).
Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: "Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi"
Dẫu công việc rao giảng cần có sự cộng tác đắc lực của các môn đệ, nhưng thành quả đạt được lại là điều tất yếu và hiển nhiên bởi tác động của quyền năng Thiên Chúa. Điều quan trọng đối với các ông lúc này không phải là khoe khoang những chiến tích, nhưng là “tìm nơi thanh vắng và nghỉ ngơi”.
Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi"
Chỉ có đức tin mạnh mẽ như ông trưởng hội đường và người phụ nữ trong bài Tin mừng hôm nay mới được Thiên Chúa thực hiện những điều kỳ diệu. Một đức tin mạnh mẽ không thể nào chỉ ở nơi đầu môi chót lưỡi nhưng phải đưa tới hành động cụ thể. Đích thân đến gặp gỡ Thiên Chúa đó là hành động của một tâm hồn tràn đầy đức tin.
Chúa Nhật XI TN, B, Mc 4,26-34: Sức mạnh lan tỏa của Nước Thiên Chúa và bóng mát của Nước Trời
Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai dụ ngôn: dụ ngôn Người Vãi Hạt Giống Xuống Đất và dụ ngôn Hạt Cải để nói với dân chúng về Nước Trời. Qua hai dụ ngôn này, chúng ta đề cập đến hai khía cạnh về mầu nhiệm Nước Trời: Sức sống lan tỏa của Nước Chúa và bóng mát của Nước Trời.
Thánh Lễ An Táng Đan sĩ Linh mục M. Montfort Nguyễn Vinh: Người công chính ở trong tay Thiên Chúa
Người công chính không những ở trong tay Thiên Chúa và được biến đổi mà còn được phục sinh vinh hiển cùng với Chúa Kitô.
Chúa Nhật VI Phục Sinh, B, Ga 15,9-17: "Ở lại trong Thầy"
‘Tuân giữ các điều răn, thì ở lại trong tình thương của Chúa”, dẫn chúng ta đi vào cội nguồn của tình yêu phát xuất từ Chúa Cha, nhờ, với và trong Chúa Giêsu tuôn chảy đến các môn đệ.
Chúa Nhật IV Phục Sinh, B, Ga 10,11-18: Mục tử Giêsu
Điều khác biệt giữa mục tử Giêsu và các mục tử xấu là Ngài hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Ngài không chỉ chết cho đàn chiên mà thôi, mà còn để „quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối“ (Ga 11,51), để „chỉ có một đàn chiên và một mục tử“ chăn dắt (Ga 10,16).
Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Hiệp hành với Đấng Phục Sinh
Hiệp Hành với Đấng Phục Sinh chính là chúng ta Hiệp Thông với Ngài và Hiệp Thông với nhau để cùng Tham Gia Sứ Vụ loan báo Tin Mừng: “Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã phục sinh. Nhờ sự phục sinh, Ngài đã mang ơn cứu độ đến cho toàn thể nhân loại chúng ta” (x. Lc 24,46-48).
Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: "Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh"
Chúa Kitô đã sống lại. Thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở ra đưa chúng ta về đời sống mới, đời sống vinh quang bên Thiên Chúa cùng với Chúa Kitô. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Chúa Nhật V Mùa Chay, B, Ga 12,20-33: Hạt giống và lời cầu nguyện
Đã bao lần trong cuộc đời chúng ta đòi hỏi ý Chúa phải tuân theo ý mình. Chúng ta chỉ biết xin, xin và xin theo ý đồ của cá nhân mà không biết lắng nghe thánh ý của Thiên Chúa muốn cho chúng ta. Đã bao nhiêu lời cầu nguyện của chúng ta vang lên không để làm vinh danh Thiên Chúa mà chỉ để cầu mong cho ý thích của riêng mình được cả sáng. Đã bao lần lời cầu nguyện vang lên với ý nguyện tốt đẹp nhưng tiềm ẩn sau sự tốt đẹp đó lại hàm chứa sự thiệt thòi và mưu hại cho người khác.
Chúa Nhật VI TN - Mồng Hai Tết, Mt 15,1-6: "Ngươi hãy thờ cha kính mẹ"
Sự tôn kính cha mẹ ở đây phải được thể hiện cách cụ thể bằng lòng biết ơn và sự đáp trả xứng hợp với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, những cánh tay nối dài của Thiên Chúa ở dưới thế, đã hy sinh, nâng đỡ chúng ta trên đường trọn lành.
Thứ Hai sau Chúa nhật III TN, Mc 3,22-30: Chúa Giêsu và Bêendêbun
Qua kinh nghiệm về sự cám dỗ của mình trong sa mạc (x. Mc 1,12-13) và qua việc trừ quỷ, Chúa Giêsu cho thấy rằng, Ngài mạnh hơn các đấng quyền năng và Ngài có Chúa Thánh Thần (x. Mc 3,29). Nhiệm vụ của Ngài là đối đầu với Satan, chiến thắng hắn (không hợp tác với hắn) và giải thoát những người bị giam cầm.
Chúa Nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12: Món quà yêu thương
Chắc chắn Vua Hòa Bình sẽ rất thích 1 chiếc cup vàng của tinh thần đồng đội, là sự yêu thương hiệp nhất của hơn 150 đan sĩ, là những huy chương vàng của việc thi đua vâng lời nhau; là sức dẻo dai chạy đua cuộc chiến chính nghĩa, là chạy đến cùng đường mà vẫn kiên vững niềm tin.
Lễ Chúa Giáng Sinh - Thánh lễ Ban Ngày, Ga 1,1-18: “Đất với trời se chữ đồng”
Cũng như đất với trời chỉ có thể “se chữ đồng” khi Ngôi Lời trở thành người; thì cũng vậy, chúng ta chỉ có thể se chữ đồng với Hài Nhi Giêsu và với nhau, khi mỗi người biết quên mình vì ích chung, vì giao ước, vì tình yêu, vì sự dấn thân trong hành trình làm môn đệ Chúa, làm bạn đồng hành với anh chị em mình trong hành trình đức tin và hành trình ơn gọi.
Lễ Chúa Giáng Sinh - Thánh lễ Đêm, Lc 2,1-14: Tấm mạng nhện cho Hài Nhi Giêsu
Nhưng chúng ta có mở cửa hang đá tấm lòng mình cho Chúa Hài Đồng ngự vào hay không? Chúng ta có trao tặng cho Hai Nhi Giêsu những tấm mạng nhện để bảo vệ Ngài thoát khỏi sự bách hại dưới mọi hình thức của xã hội hôm nay không? Lạy Chúa Hài Đồng Giêsu, chẳng lẽ Chúa cứ phải đứng ngoài cửa hang đá tâm hồn chúng con hết mùa Giáng Sinh này đến mùa Giáng Sinh khác hay sao?
11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Ba điều thánh
Hạnh phúc của đời tu không những là “ở kề bên Chúa”, mà còn ở lại và ở trong Chúa. Vì “ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc”. Mà đã ở bên Chúa rồi thì “hoan lạc chẳng hề vơi”.
Bài Chia sẻ Lời Chúa CN XVIII TN, C: PHÙ VÂN VÀ VỮNG BỀN
Chúa Giêsu không dạy chúng ta khinh thường của cải vật chất, không bảo chúng ta chỉ núp bóng trong nhà thờ để cầu nguyện mà quên đi cuộc sống thường nhật là làm việc và kiếm của nuôi thân. Nhưng Ngài dạy chúng ta hay đặt đời sống tâm linh lên trên hết rồi mới đến giá trị vật chất. Đời sống tâm linh hay niềm tin vào Thiên Chúa phải đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống của mình, như lời Chúa Giêsu đã dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa, còn những thứ khác Ngài sẽ ban thêm”.
Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phụ Biển Đức: THEO CHÚA THÌ ĐƯỢC LỢI GÌ?
Đừng sợ theo Chúa, cũng đừng sợ nên thánh trong ơn gọi của mình. Nên thánh phải là khát vọng, là ước mong và là cùng đích của người môn đệ Chúa Kitô. Trong ý nghĩa này, lời tuyên khấn của 13 đan sĩ hôm nay chính là hy tế thánh thiện, là hiến lễ tình yêu cứu độ, và là hành vi thờ phượng Thiên Chúa, nên sẽ trổ sinh hoa trái dồi dào cho bản thân, cho Giáo hội, cho thế giới và cho các linh hồn.
Bài chia sẻ Lời Chúa Thánh Lễ Tạ Ơn tại Đan Viện Phước Hiệp: "PHƯỚC HỆP – HIỆP HÀNH"
Đan Viện Phước Hiệp (福協) là một cộng đoàn hòa hợp, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau (福协); một cộng đoàn được Chúa chúc phúc nên cũng là một cộng đoàn hạnh phúc vì có Chúa làm gia nghiệp.
Chú giải Lời Chúa CN Phục Sinh: «NGÀY CỦA CHÚA»
Đức Kitô đã đã trỗi dậy từ cõi chết, là một sự xác tín sau khi được chứng kiến và kinh qua những sự việc đã xảy ra trong ngôi mộ trống. Sự xác tín đó đã trở thành niềm tin, trở thành cuộc sống.
Bài chia sẻ Lời Chúa CN I Mùa Vọng, C: TÂM THẾ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỨU ĐỘ
Đứng thẳng và ngẩng đầu lên diễn tả tâm và thế của người sẵn sàng, tỉnh thức và nhận được ơn cứu độ của Đức Giêsu ban cho. Ngài đến để giải thoát con người khỏi sự kiềm tỏa của tội lỗi, của sự dữ và cho con người được tự do.
Bài chia sẻ Tin Mừng CN XVI TN, B: TRUYỀN GIÁO VỚI ĐAN SĨ CHIÊM NIỆM
Đan sĩ phục vụ Giáo Hội bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh, tham gia việc cứu rỗi các linh hồn chưa nhận biết Chúa. …”.
Chú giải Lời Chúa CN Phục Sinh: «ĐỨC KITÔ ĐÃ PHỤC SINH»
Mùa Phục Sinh có mục đích là nhằm giúp các Kitô hữu đi sâu vào mầu nhiệm Chết và Phục Sinh của Đức Kitô, hầu giúp chúng ta sống Mầu Nhiệm ấy trong hành trình đi theo Đức Kitô Phục Sinh. Mỗi Kitô hữu đều được mời gọi bước theo Đấng Phục Sinh trong đời sống của mình với những nét riêng và hoàn toàn khác biệt.