THAM KHẢO

Ủy ban Phụng tự: Bản văn Thánh lễ và Bài đọc lễ nhớ Thánh Faustina Kowalska

Tiếp nhận lời thỉnh cầu và nguyện vọng của các mục tử, tu sĩ nam nữ và các đoàn thể tín hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định, xét vì tầm mức ảnh hưởng của linh đạo thánh Faustina tại nhiều nơi trên thế giới, từ nay tên thánh nữ Maria Faustina (Helena) Kowalska, trinh nữ, được ghi vào Lịch chung của Hội Thánh Rôma và lễ nhớ tuỳ chọn sẽ được cử hành vào ngày 5 tháng 10.

Âm nhạc theo Cảm thức của Giáo hội

Sensus Ecclesiae giúp chúng ta kín múc sự vâng phục, trong cầu nguyện và trong đời sống nội tâm những lý do cao cả và làm thăng hoa các hoạt động âm nhạc của mình...

LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Ngày Thánh Giá đã được liên kết với việc cung hiến một nhóm các tòa nhà được Hoàng đế Constantinô xây dựng ở Giêrusalem trên các địa điểm Chúa Kitô bị đóng đinh và huyệt mộ của Ngài. Việc cung hiến này diễn ra vào ngày 14 tháng 9 năm 335.

Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

Giáo hội Công giáo kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria với tư cách Mẹ là con của Thánh Gioakim và Thánh Anna, vào một ngày cố định truyền thống là ngày 8 tháng 9, chín tháng sau lễ Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ ngày 8 tháng 12.

7 nguyên nhân làm cho các mối tương quan của bạn có nguy cơ đổ vỡ

Để có mối tương quan tốt, người ta phải ra khỏi chính mình. Phải lăn mình để đi gặp gỡ chuyện trò với người khác. Nếu chúng ta lười nhác, lúc nào cũng tìm cớ để trì hoãn hay không muốn gặp mặt, sớm muộn gì những tương quan bạn bè hay hẹn hò cũng sẽ đi đến hồi kết. Suốt ngày ngồi trên ghế sofa ở nhà, đắm chìm những thú vui lệch lạc. Sự lười biếng thể lý sẽ dẫn đến lười biếng tri thức. Thế rồi, ta mải mê với những trò chơi điện tử, những thước phim ngắn hay dài tập.

Sao lại có ta trên đời?

Cha mẹ đưa chúng ta vào đời, xương cốt máu thịt ta là được lãnh nhận từ cha mẹ. Nhưng xét cho cùng, họ cũng không phải là người “tạo dựng” nên chúng ta. Bào thai lớn lên như thế nào trong dạ mẹ, mẹ đâu có biết...

Môsê, Êlia và Chúa Giêsu: Tại sao tất cả các vị ở cùng với nhau trong cuộc Biến Hình?

Biến hình được coi là một trong năm cột mốc của cuộc đời Chúa Giêsu theo các Tin mừng, bên cạnh Bí tích Rửa tội, Đóng đinh, Phục sinh và Thăng thiên. Là khoảnh khắc mà bản tính thần linh của Chúa Giêsu thể hiện qua (hoặc, có lẽ chính xác hơn là, trong), bản tính con người của Ngài (do đó ngụ ý tiên báo sự Phục sinh của Ngài, “thấy trước” thân xác được tôn vinh), các mô tả về sự Biến hình trong suốt lịch sử đã đóng vai trò như một hình mẫu cho các trình thật sinh động sau này của sự Phục sinh, cho thấy đoạn văn này không thể được hiểu đầy đủ trừ khi được xem xét trong bối cảnh cái chết của Chúa Giêsu (và chính cái chết thất bại của Ngài).

10 lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa

Chúng ta đã được dạy rất nhiều về việc phải dành giờ cầu nguyện. Các vị thánh đã xác nhận rằng cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, giúp chúng ta hướng về Chúa.

TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỐI TRÊN GIỚI TRẺ

Chủ nghĩa tương đối không phải là điều tự nhiên từ trời rơi xuống, nhưng có thể tìm về gốc gác trong triết học Hi Lạp từ thế kỷ V trước Công nguyên. Protagoras (490–420 B.C.) được coi như tiếng nói chính thức đầu tiên về chủ nghĩa tương đối khi ông tuyên bố, “Con người là thước đo mọi sự”. Trước Protagoras còn có Heraclites với chủ trương “mọi sự đều thay đổi”, không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, do đó chẳng có gì là tuyệt đối.

MỘT VÀI BÍ MẬT NÊN BIẾT

Đây là mười lời khuyên để sống khi chúng ta ở chung nhà, nghĩa là sống trong hoàn cảnh thiếu riêng tư và phải sống nhiều người trong một không gian hẹp, đối diện nhau nhiều giờ, phải đấu tranh để có những gì làm chúng ta tăng thêm năng lực, trong đó chúng ta thấy mình có những lúc vui, lúc thất vọng, lúc buồn chán, lúc mất kiên nhẫn, lúc thờ ơ.

Một số nét về Bộ Talmud của Do Thái Giáo, tiếp

Việc chỉ trích bộ Talmud rất phổ biến, phần lớn qua Internet. Báo cáo của Liên đoàn Chống Phỉ báng về chủ đề này nói rằng các nhà phê bình bài Do Thái chống bộ Talmud thường sử dụng các bản dịch sai hoặc trích dẫn có chọn lọc để làm sai lệch ý nghĩa của bản văn Talmud, và đôi khi còn chế tác nhiều đoạn văn. Ngoài ra, những kẻ tấn công hiếm khi cung cấp bối cảnh đầy đủ của các trích đoạn và không cung cấp tư liệu thuộc ngữ cảnh về nền văn hóa trong đó bộ Talmud được soạn tác, gần 2000 năm trước đây.

Một số nét về Bộ Talmud của Do Thái Giáo

Bên cạnh Bộ Thánh Kinh đó, người Do Thái còn có một bộ sách khác gọi là Talmud, được họ tôn trọng không thua gì Bộ Thánh Kinh. Theo giáo sĩ Berel Wein, thì Talmud ghi lại lịch sử hàng thế kỷ các cuộc thảo luận về luật truyền khẩu của Do Thái Giáo trong các học viện Torah tại lãnh thổ Israel và tại vùng Babylon trong các thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô Giáo.

ẢNH THÁNH TRONG NHÀ THỜ

Trong suốt dòng lịch sử Kitô giáo, ảnh tượng thánh luôn là một phần quan trọng trong việc bài trí nhà thờ. Qua các bức bích hoạ, tranh khảm, tượng tạc trên đá và gỗ, hoạ ảnh và kính màu, các nghệ nhân đã đóng góp lớn lao vào chất lượng của khung cảnh nhà thờ bằng cách đặt vào nhà thờ (và trong tâm trí chúng ta) những ảnh tượng mô tả Chúa Giêsu, Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh, kể lại những câu chuyện trong Kinh Thánh và hạnh các thánh.

Triết lý giáo dục Kitô giáo

Nhân đọc bài “Giáo dục ở nước ta hiện nay đi ra bằng con đường nào” của nhà văn Nguyên Ngọc (xem NS Cg & Dt số 158), tôi bèn liên hệ với chủ đề “Giáo dục Kitô giáo” và thấy rằng chính bản thân Kitô giáo cũng cần có cho mình một triết lý giáo dục. Bảo rằng Kitô giáo cần triết lí giáo dục như vậy thật khó mà được chấp nhận, bởi như thế khác nào nói Giáo Hội xưa nay không có triết? Thật sự thì vẫn có triết đấy nhưng đó là triết duy lí vốn vẫn được gọi dưới danh xưng là thần học, là đệ nhất triết học, là khoa học Thánh… Với cái gọi là khoa học này thì Thiên Chúa trước sau vẫn chỉ là một thứ khái niệm, một thứ ý tưởng mà người ta có về Ngài chứ không phải là Ngài.

Bàn về quyền Tối Thượng và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha sau 150 năm sau Công Đồng Vatican I

Một trăm năm mươi năm trước đây, vào ngày 18 tháng 7 năm 1870, Hiến Chế “Pastor Aeternus” (Đấng Chủ chăn vĩnh hằng), trong đó công bố hai tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Có thật là có "quỷ nhập" và "trừ quỷ"?

Ở Đất Thánh, nhiều người tự nhận là có khả năng trừ quỷ và cũng đã có rất nhiều người đến với họ để xin được giúp đỡ. Tuy nhiên, vị linh mục trừ quỷ chính thức của Toà Thượng Phụ ở Giêrusalem cảnh báo rằng những người này đã gây ra rất nhiều điều tệ hại. Các tộc trưởng, thầy mo hay thầy phù thuỷ trưng bày cho người ta và cho chính mình một thế giới hắc ám, nghịch lại với vương quốc của Đức Kitô.

CHA MẸ TRẺ GIÁO DỤC CON CÁI

Giáo dục là việc đào luyện “nghề làm người”, “nhằm dạy dỗ có hệ thống nhằm phát triển trí tuệ, tinh thần và thể chất của con người”. Với các cha mẹ Công giáo, họ còn có bổn phận đào luyện con cái nên con cái Thiên Chúa và Hội Thánh. “Gia đình là nơi cha mẹ trở thành những thầy dạy đầu tiên về đức tin cho con cái.

Dừng lại một chút… để tìm bình an

Chúng ta cần những khoảng lặng trong ngày sống, vài phút thôi cũng được rồi. Lặng là đưa mình ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống thường nhật, tưởng thưởng cho mình một sự nghỉ ngơi nội tâm. Sự thinh lặng sẽ đưa ta từ thế giới bên ngoài vào thế giới bên trong. Khoảng lặng ấy sẽ giúp ta gặp gỡ chính mình và gặp gỡ Siêu Việt đang ngự trị trong ta.

TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN

Đức tin và tôn giáo phải luôn tồn tại song song với nhau. Tôn giáo mà không có đức tin thì đó là tôn giáo rỗng tuếch, vì chỉ có những yếu tố bên ngoài. Ngược lại, những ai cho rằng mình có đức tin thuần tuý mà không theo một tôn giáo nào, nghĩa là không diễn tả đức tin ấy bằng các biểu tượng và trong cơ cấu xã hội, thì sẽ rơi vào “chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ”, bởi vì điều này đi ngược lại bản chất xã hội tính của con người...

QUAN ĐIỂM CỦA THẦN HỌC GIA JOSEPH RATZINGER VỀ CẢI CÁCH PHỤNG VỤ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Bài viết này sẽ nỗ lực trình bày quan điểm của thần học gia Ratzinger về những cải cách Phụng vụ sau Công đồng Vatican II, cụ thể là theo ba hạn từ như là châm ngôn cho việc cải cách đó là: cập nhật hóa (agiornamento), tham gia tích cực (participati actuosa) và hội nhập văn hóa (inculturatio). Trong mỗi hạn từ, chúng ta sẽ nhận thấy cách nhìn của ngài về Phụng vụ theo giáo huấn và đường lối cải cách Phụng vụ của Giáo Hội được trình bày trong Hiến chế Phụng vụ, đồng thời cách ngài chỉ ra những quan niệm, những áp dụng sai lầm, lệch lạc trong quá trình canh tân ấy.

7 thái độ của phụ nữ trong Kinh Thánh mà mọi Kitô hữu nên bắt chước

Các nghiên cứu ngày nay khẳng định rằng phụ nữ không còn chiếm đa số trong Hội thánh. Họ đã từng là phúc lành tuyệt vời trong Hội thánh của Chúa Giêsu. Mặc dù não trạng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong các nền văn hóa được nói đến nhiều trong Kinh thánh, chúng tôi tìm thấy ở đây những người phụ nữ tuyệt vời, họ có rất nhiều điều để dạy chúng ta.

10 đoạn Kinh thánh để giao phó mọi vấn đề của bạn cho Chúa

Những trích dẫn Kinh Thánh này thích hợp để tham khảo trong những lúc bạn gặp giông tố trong cuộc đời. Hơn bao giờ hết, Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta tìm kiếm sự an tĩnh nơi Ngài.

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC CỬ HÀNH, TÔN THỜ VÀ CẢM MẾN TRONG THÁNH THỂ

Nếu tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa thật bao la, hải hà và trùng khơi như thế, chỉ vì “chúng ta và để cứu rỗi chúng ta”, thì chẳng phải tất cả hiện hữu của Đức Kitô là vượt qua, là tình yêu xót thương “siêu vượt” bản thân để trần gian được hòa giải, trở về và nên một với Thiên Chúa? (2 Cr 5,19). Theo nghĩa này, Thánh Thể là Hy Lễ Tạ Ơn của “Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14), đã trở thành hình hài, căn nguyên, mẫu mực của Lòng Thương Xót. Vì Thánh Thể là dấu chứng cụ thể khả nghiệm của một tình yêu xót thương “đến cùng” (Ga 13,1), trong đó, chúng ta gặp gỡ lãnh nhận chính Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Gặp gỡ hiệp thông với Người là gặp gỡ hiệp thông với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

NỀN TẢNG CHUNG THỦY CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TRƯỚC THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI HÔM NAY

Khi Đức Kitô đến trong trần gian, Đức Kitô đã nâng hôn nhân tự nhiên lên hàng Bí tích và ban ơn thánh: “Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã từng hỏi Người về điều này, Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới người vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và nếu bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Như thế, Thiên Chúa sáng tạo con người có phái tính và xã hội tính, để con người bổ túc cho nhau trong đời sống cộng đoàn yêu thương.
Thiết kế Web : Châu Á