Suy niệm

Suy niệm Tin Mừng CN Lễ Lá, C: CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU

Chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu là dịp để mỗi người chúng ta đồng hành và chia sẻ những đớn đau mà Chúa phải trải qua trên đường Thập giá, đây cũng là dịp để chúng ta nhận ra tình yêu, lòng bao dung và sự tha thứ của Chúa dành cho con người. Chúng ta cũng được mời gọi bước theo Thầy Chí Thánh trong vâng phục và yêu thương để rao giảng và làm chứng cho thế giới này biết thế nào là tình yêu đích thực, tình yêu tự hiến mà Thiên Chúa ưu ái dành cho nhân loại.

Suy niệm Tin Mừng CN Lễ Lá, C: ĐỨC GIÊSU VÂNG PHỤC THÁNH Ý CHÚA CHA

Suốt cuộc đời của Đức Giêsu là hành trình đi tìm và thực hiện thánh ý của Thiên Chúa Cha. Ngài tìm thánh ý Thiên Chúa Cha qua mầu nhiệm tử nạn, Ngài tìm thánh ý Thiên Chúa qua việc cầu nguyện và vâng phục thánh ý Chúa Cha. Nhờ đời sống gắn bó mật thiết với Chúa Cha qua việc cầu nguyện mà Đức Giêsu luôn sống trong tâm tình phó thác và không bao giờ làm điều gì trái ý Chúa Cha. Ngay cả khi chịu treo trên thập giá, Đức Giêsu vẫn sống trong tâm tình phó thác hoàn toàn.

Suy niệm Tin Mừng Thứ 5, Tuần V MC: “TRƯỚC KHI CÓ ÔNG ABRAHAM, THÌ TÔI, TÔI HẰNG HỮU”

“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu” là câu đúc kết cho tất cả cuộc tranh luận gay gắt giữa Chúa Giêsu và người Do Thái, cũng là lời tuyên bố rõ ràng về thần tính của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu giới thiệu mình là “Đấng Hằng Hữu, Đấng Hằng Sống, Thiên Chúa thật”.

Suy niệm Tin Mừng CN V MC, C: TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH

Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta trở về với con người thật của mình, gạt đi tính ghen tương, bỏ xa thái độ soi mói người khác, và biết cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa trước những tội lỗi mà chúng ta đã xúc phạm đến Ngài và đến tha nhân.

Suy niệm Tin Mừng CN V MC, C: NHỮNG GƯƠNG MẶT

Chúa Giêsu thinh lặng, cúi xuống viết trên đất. Người thinh lặng để mọi người có thời gian lắng đọng tâm hồn.

Suy niệm Tin Mừng CN V MC, C: ĐỨC GIÊSU - ĐẤNG GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ

Chúa Giêsu đã đóng quá khứ tội lỗi của chị và mở ra cho chị một tương lai mới. Ngài không cứ tội ta mà xét xử, nhưng để nhờ Ngài mà thế gian được cứu độ. Chúa Giêsu đã phá bỏ lề luật cũ để thiết lập một lề luật mới được xây dựng trên nền tảng của lòng thương xót.

Suy niệm Tin Mừng CN IV MC, C: NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

Chúa Giêsu mặc khải cho những người Do Thái và cũng là cho chúng ta hôm nay nhận ra rằng, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, luôn sẵn sàng tha thứ tất cả cho bất kỳ ai quay đầu trở về sau những ngày tháng lầm lỡ.

Suy niệm Tin Mừng CN IV MC, C: NIỀM VUI CỦA NGƯỜI CON ĐƯỢC CHA THA THỨ

Tình thương đó thể hiện tấm lòng đầy trìu mến của người cha dang rộng đôi tay ôm hôn người con đi hoang trở về, đó là một bức tranh tuyệt đẹp và đầy yêu thương của người cha già với người con thứ. Tin mừng Luca được coi là tin mừng lòng thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại, đặc biệt người tội lỗi.

Suy niệm Tin Mừng CN III MC, C: SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC SỐNG

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sám hối, trở về kết hợp với Đức Giêsu Kitô để được sống, lớn lên phát triển viên mãn. Sám hối để nhận ra nguồn sống đích thực đang lưu thông trong cung lòng mình, nhờ đó kết hợp với nguồn sống đích thực là Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô.

Suy niệm Tin Mừng CN III MC: SỨ VỤ LOAN BÁO BÌNH AN

Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta xác định cách rõ nét sứ vụ loan Tin mừng bình an của Chúa Giêsu. Sứ vụ loan báo lời bình an: Lời tha thứ tội lỗi. Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế, Đấng ấy sẽ đến và loan báo lời tha thứ, cũng có nghĩa là loan báo sự sống, ơn giải thoát.

Suy niệm Tin Mừng CN II MC, C: NHỜ ĐỨC KITÔ CHÚNG TA ĐƯỢC BIẾN ĐỔI

Cuộc sống luôn là một cuộc biến đổi, vì có biến đổi mới phát triển và tồn tại, từ môi trường, hành động hằng ngày của mỗi người, đến đời sống đức tin của Kitô hữu luôn là cuộc biến đổi không ngừng, nói cách khác là cuộc “biến hình” cùng Đức Giêsu.

Suy niệm Tin Mừng CN II MC, C: TRONG CHÚA, SỰ BIẾN ĐỔI TRỞ NÊN HOÀN THIỆN

Sống là biến đổi, đó là quy luật tất yếu mà không một sự hiện hữu nào giữa cuộc đời này được miễn trừ. Hãy nhìn chung quanh, chúng ta sẽ thấy mọi sự luôn biến đổi.

Suy niệm Tin Mừng CN I MC, C: VƯỢT QUA THỬ THÁCH

Giáo hội mời gọi chúng ta suy niệm về biến cố Đức Giêsu trải qua thử thách trong bốn mươi ngày tại hoang địa, để rồi cùng với Đức Giêsu, chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Chúa Cha, tín thác nơi Người, vâng phục Người… thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được những thử thách cam go trong thân phận người và trong đời sống đức tin của mình.

Suy niệm Tin Mừng CN I MC, C: SỐNG TÌNH LIÊN ĐỚI GIỮA THIÊN CHÚA VÀ CON NGƯỜI

“Liên đới” là một điều gì tất yếu và hiển nhiên trong vũ trụ này: Liên đới Đấng tạo hóa, với con người, với vũ trụ và muôn loài khác. Con người mang nơi mình hai chiều kích liên đới. Chiều kích với Thiên Chúa qua Đức Kitô và chiều ngang với con người, tạo vật.

Suy niệm Tin Mừng CN I MC, C: ĐỜI LÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI

Hơn ai hết, qua Bài Tin Mừng hôm nay, kinh nghiệm ấy chính Giêsu cũng muốn kinh qua trong cuộc lữ hành trần thế của mình với khởi đầu là 40 đêm ngày trong sa mạc. Chúa Giêsu đã rời khung cảnh êm đềm của ngôi làng Nazareth, Ngài bắt đầu ra đi cuộc hành trình dẫn tới cái chết và qua đó thực hiện công cuộc cứu độ nhân loại.

Suy niệm Tin Mừng CN VIII TN, C: AI MỚI THỰC SỰ CẦN SỬA ĐỔI?

Bài Tin Mừng hôm hôm nay hướng về vấn đề giáo huấn trong cộng đoàn Kitô hữu. Người môn đệ là người dẫn đường cho dân, trước hết không thể là người hướng dẫn đui mù. Môn đệ cần thấy đường trước, phải sáng suốt về chính bản thân, cần biết tự kiểm thảo và phê bình.

Suy niệm Tin Mừng CN VIII TN, C: PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Với những người giảng dạy, Giáo hội luôn khuyến khích có những bài giảng hay đi vào lòng người, nhằm đánh động và thức tỉnh nhân loại. Và để cho những gì mình giảng dạy trở nên thuyết phục thì Giáo hội cũng muốn những vị mục tử hãy hành động để bài giảng của mình càng thu phục được nhiều tâm hồn về với Chúa.

Suy niệm Tin Mừng CN VII TN, C: THA THỨ LÀ NGUYÊN LÝ TỒN TẠI CỦA ĐỨC MẾN

Yếu tố nòng cốt và quan trọng quyết định sự tồn tại của Đức Mến là tha thứ, cho đi. Một tình yêu luôn luôn tha thứ và sẵn sàng cho đi. Nếu không có tha thứ thì Đức Mến sẽ chết. Cho nên, đối tượng của Đức Mến không chỉ dừng lại ở những người dễ thương, dễ mến mà phải hướng tới những người làm khổ, làm hại mình, đặc biệt là phải yêu thương kẻ thù.

Suy niệm Tin Mừng CN VII TN, C: YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

Yêu thương và tha thứ cho người khác không phải là điều dễ, bởi lẽ chúng ta chưa vượt qua con người yếu đuối của mình, không dám chịu thua thiệt vì người khác. Yêu thương kẻ thù là kiến tạo hòa giải và phát huy khả năng tha thứ, hiểu biết bản tính dễ sai lầm của mình và của người khác. Chúng ta yêu thương kẻ thù, tức là muốn điều tốt cho người khác.

Suy niệm Tin Mừng CN VI TN, C: PHÚC – HỌA

Khi Chúa Giêsu loan giảng về mối phúc cho những người nghèo khó, Ngài cũng nhấn mạnh đến mối họa kèm theo cho những kẻ giàu sang. Tất cả là một bức tranh phản chiếu giữa hai mặt sáng - tối, đen - trắng luôn tồn tại, hoà lẫn cả cái thiện và cái ác trong mọi xã hội cũng như nơi mỗi chúng ta.

Suy niệm Tin Mừng CN V TN, C: CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU

Ba động từ “bước xuống, ngồi xuống và giảng dạy” đã khắc họa một vị thầy uy quyền nơi Đức Giêsu. Nhìn thấy con người Đức Giêsu, Phêrô đã bị thuyết phục một cách tuyệt đối. Cho nên, khi Đức Giêsu bảo ông chèo ra chỗ nước sâu thả lưới, ông đã vâng lời một cách nhanh chóng.

Suy niệm Tin Mừng CN V TN, C: KHÁT KHAO LỜI CHÚA

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy sức mạnh của việc vâng nghe Lời Thiên Chúa. Ai khao khát Lời Thiên Chúa, người ấy có khả năng biến đổi, biến đổi từ cuộc sống đau khổ sang cuộc sống hạnh phúc, biến đổi từ người xấu trở thành người tốt.

Suy niệm Tin Mừng CN IV TN, C: ĐỨC GIÊSU VÀ ƠN CỨU ĐỘ

Lời Chúa hôm nay mặc khải cho chúng ta biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Kitô sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết để cứu độ tất cả chúng ta. Phần chúng ta, để được ơn giải thoát thay vì cố chấp hãy tin vào Ngài.

Suy niệm Tin Mừng CN IV TN, C: THÂN PHẬN VÀ SỨ MẠNG NGÔN SỨ

Sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu không tuỳ thuộc vào sự chuẩn nhận của cư dân Na-da-rét, và Người không buộc phải chứng tỏ tư cách ngôn sứ của mình bằng cách làm vừa lòng và thoả mãn những yêu sách của họ. Điều này muốn nói với chúng ta rằng: Đức Giêsu không chấp nhận tham vọng và ý muốn chi phối của bất cứ ai, ngay cả những người đồng hương. Người chỉ quy phục một mình Thiên Chúa và chỉ thực hiện công việc của mình như Thiên Chúa muốn mà thôi.
Thiết kế Web : Châu Á