Suy niệm

Chúa nhật XII Thường Niên, năm B: Đức Giêsu Kitô dẹp yên “Biển sự dữ” Hy vọng cho người Kitô hữu (M. Gioan Thánh giá)

Đức Giêsu đã chiến thắng bằng tình thương và tha thứ cho những kẻ bách hại.

 

Mc 4,35-41

Đức Giêsu Kitô  dẹp yên “Biển sdữ”

Hy vọng cho người Kitô hữu 

 

Đức Giêsu Kitô bằng quyền năng đã dẹp yên cuồng phong của biển cả, biểu trưng cho sự dữ. Chiến thắng hiển hách của Ngài cho chúng ta niềm hy vọng vào cuộc lữ hành đức tin và xây dựng thế thế giới hôm nay.

 

* Đức Giêsu Kitô dẹp yên biển c

Các bài đọc lời Chúa hôm nay cho chúng ta biết quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa trên biễn cả. Sách Gióp trình bày Thiên Chúa điều khiển mọi trạng thái của biển: cữa đại dương Ngài khép lại, đường ranh giới Ngài cũng vạch ra…(x G 38, 1-11) . Tin mừng theo thánh Mac cô thuật lại sự kiện Đức Giêsu dẹp yên trận cuồng phong đang đe dọa  sinh tử  các tông đồ (x. Mc 4, 35-41). Để hiểu về sứ điệp Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu về biểu tượng của “biển”.

Văn hóa vùng Lưỡng Hà cổ quan niệm “biển cả” là sức mạnh của thần linh, gây ra sự chết chóc. Đó là sức mạnh của Tiamat, con rồng uy lực hỗn mang và tàn phá. Tuy nhiên, Thánh Kinh cho biết cái nhìn  mới, rộng hơn và ý nghĩa hơn về biểu trưng của biển.

Thật thế, biển theo người Do Thái không chỉ là Thiên Chúa sáng tạo nên, nhưng nơi đó được hiểu như là tận cùng của cơn nguy tử (x Tv 61, 3), tận cùng của Shêol, nơi sức mạnh của những con dao long. Với người Do Thái, biển cũng là nơi chôn xác đạo binh hùng mạnh của Ai cập. Biển cũng là nơi ô uế, sức mạnh của xảo trá, vô trật tự đối nghịch  như sống ngầm chống lại Thiên Chúa (x,Is 5, 30, 7, 12), và quyền  lực của sa tan (x. Đn 7, 2-7).

Mặc dầu, biển được diễn tả bằng những bức tranh đen tối của quyền lực sự dữ như thế, nhưng phải đến Kinh Thánh Tân Ước, biền mới được mặc khải, vén mở đầy đủ bản chất của nó. Theo sách Khải Huyền, biển là nơi xuất phát quyền lực của con mãnh thú, nơi chứa chấp sự dữ (x. Kh 13, 1; 17). Các sách Tin mừng cho biết biển cũng là nơi của sự dữ, nơi ma quỷ ngự trị. Chúa Giê su đã trừ lũ quỉ,  chúng xin nhập vào bầy heo và lao xuống biển (Mc5, 13). Biển cũng luôn đe dọa con người (x Mc 6, 49; Ga 6, 19). Nhưng Chúa Giê su đã luôn tỏ ra thần lực chiến thắng tất sức mạnh của biển.

Như thế, theo mặc khải của Thánh Kinh, “biển cả’ nơi của sự dữ, nơi ma quỷ hoành hành. Đặt trong bối cảnh Tin Mừng, việc Đức Giêsu đi thuyền qua biển hồ, cuồng phong nỗi lên, như muốn cho chúng ta biết cuộc chiến dai dẳng quyền năng Thiên Chúa với sự dữ luôn diễn ra trong “cuồng phong. Nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng, bởi Ngài làm chủ của thụ tạo, của lịch sử và vũ trụ này. “Hãy im đi. Biển liền im lặng” (Mc 4, 39).   Thiên Chúa có quyền năng trên tất cả. Mọi sức mạnh của sự dữ đều phải tuân phục Ngài. Nếu con người đã sa ngã, sự dữ đã tạm thời chi phối một thời gian, thì khi con Thiên Chúa nhập thể bằng mầu nhiệm  Cuộc khổ nạn- Phục Sinh, Đức Giêsu Kitô đã đánh bại tử thần, ma quỉ  vĩnh viễn.

 

* Hy vọng cho chúng ta.

“Biển sự dữ” không chỉ là khung cảnh của biển hồ Galilê xưa, nhưng là  biển khổ của sự dữ đang từng ngày len lỏi, chi phối cuộc sống con người trong thế giới.

Con người là hình ảnh sống động của Thiên Chúa. Nhưng  có những cơ cấu của các tổ chức bằng những luật lệ chà đạp các giá trị luân lý như: nhân phẩm, sự thật, công bằng, tự do… đó là những trận cuồng phong của “biển sự dữ” đang đe dọa con người.  Hay những cơ cấu, tổ chức dùng mọi phương tiện để đạt được mục đích phi luân, bất chấp những giá trị luôn thường đạo lý..Những cơ cấu, tổ chức như thế là nơi của sự dữ chi phối, điều khiển, họ đang tiếp tay cho sự dữ để trở thành “biển của sự dữ”.

Biển sự dữ làm các môn đệ xưa kia kinh hồn bạt vía, thì “phong ba” ngày nay cũng thế, có thể làm các người Ki tô hữu sợ hãi, bởi quyền lực của thế gian, quyền lực phi nhân bản…áp bức, bách hại, bất công…Nhưng Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng sự dữ, chính Ngài là sự thật, sự sống (x Ga 14, 6) đã chiến thắng ma qủi, chiến thắng  hận thù, chia rẽ, gian dối.

Đức Giêsu đã chiến thắng bằng tình thương và tha thứ cho những kẻ bách hại. (x Mt 27, Mc 15, Lc 23). Ngài cũng kêu mời người môn đệ chiến thắng sự dữ của các  cơ cấu tổ trên thế giới  bằng tình thương và sự thật. Để được như thế, các môn đệ phải tin  tưởng vào tình thương của Ngài. Đó là hy vọng cho người môn đệ trên đường lữ hành đức tin. Trên đường lữ hành đầy thử thách, họ vẫn luôn vui bước trong hy vọng và dấn thân: “vui mừng, âu lo của con người thời đại luôn mang trong âm hưởng của họ’ (Gs số 2). Để mang được âm hưởng như thế, người Kitô hữu không còn sống cho chính bản thân, nhưng đòi hỏi họ không thể thờ ơ, bàng quan, để anh chị em mình, dân tộc mình bị sự dữ đánh tã tơi, rồi nhấn chìm trong hận thù, dối trá, bất công... Các môn đệ cần thắp lên ngọn lựa của hy vọng bằng sống làm chứng cho những chân giá trị của Tin Mừng như: tình thương, sự thật và công lý…. Có sống như thế, sức mạnh sự dữ mới im lặng. mới được xua trừ.

 

M. Gioan TG Nguyễn Đình Ủy

Thiết kế Web : Châu Á