ƠN GỌI

TÌNH HUYNH ĐỆ KITÔ GIÁO TRONG FRATELLI TUTTI VÀ ĐỨC “KIÊM ÁI” CỦA MẶC TỬ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề chính của Thông điệp là “tình huynh đệ Kitô giáo” và đức “Kiêm ái” của Mặc Tử, nhà hiền triết Trung Hoa sống vào thế kỷ V-IV trước Công nguyên, để hiểu biết thêm về “tình huynh đệ phổ quát” qua một khoảng cách dài của không gian và thời gian.

SÁU LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA LÀM DẤU THÁNH GIÁ

...Việc làm Dấu Thánh giá là một lời tuyên xưng đức tin, một lời cầu nguyện đầy sức mạnh, và một phương thế mở ra cho chúng ta những ân sủng.

CHÂN LÝ SẼ GIẢI THOÁT CHÚNG TA

“Thiên Chúa đã đi vào thế gian và đã thiết lập tiêu chuẩn chân lý giữa dòng lịch sử”, “nếu con người sống mà không có chân lý thì cuộc sống sẽ trôi dạt và cuối cùng chân lý sẽ thuộc về những ai mạnh thế hơn.”

KHÁM PHÁ SỰ THINH LẶNG: 5 CÁCH THẾ ĐỂ RA KHỎI SỰ ỒN ÀO KỸ THUẬT SỐ

Cuộc sống mà không có sự tĩnh lặng có thể trở nên căng thẳng và chẳng thể kham nổi.

QUẢN TRỊ, CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN TRONG GIÁO PHẬN

Trong Giáo phận, Giám mục giáo phận, Bề trên, Giám đốc... khi có những quyết định quan trọng mang lại hệ quả lớn trong vấn đề tài chính luôn cần phải tham khảo ý kiến hoặc có sự ưng thuận của một số thành phần khác. Nếu không tuân theo, hành vi quản trị sẽ bất hợp luật hoặc bị vô hiệu (đ.127§2).

THIÊN CHÚA QUA CẢM NGHIỆM CỦA CÁC NHÀ THẦN BÍ TIÊU BIỂU

Cảm nghiệm của các nhà thần bí về Thiên Chúa, có thể được coi như là vầng dương soi rọi vào đêm đen, làm cho con người thời đại, hay người Kitô hữu, cách đặc biệt các đan sĩ biết thức tỉnh khả năng đang tiềm ẩn trong mình, cũng như biết được đâu là chân hạnh phúc, là Mục Đích Tối Hậu mà người hiện sinh vươn tới. Chỉ cần một câu nói hay môt cái nhìn thánh thiện, một cuộc gặp gỡ với các nhà thần bí sẽ giúp chúng ta nhận ra khả năng đang có trong bản thân.

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (5)

Bậc khiêm nhường thứ năm dường như nhấn mạnh nhiều về viện phụ hơn là những đan sinh, tuy nhiên, có một sự liên hệ ở đây, mỗi một đan sinh cũng chính là viện phụ trên chính cuộc đời mình, một thái độ cởi mở và đón nhận người khác luôn là điều Cha Thánh muốn nhắn gửi tới các đan sinh.

KHÁI NIỆM VỀ ƠN GỌI

Trong tập quán tôn giáo thời đó, đặc biệt là trong tu đức, chúng tôi tin rằng mỗi người được đặt trên trái đất này với một kế hoạch thánh thiêng, và Chúa ban cho mỗi người một ơn gọi đặc biệt để chu toàn. Hơn nữa, ơn gọi không phải là điều mà mỗi người được tự do lựa chọn nhưng là được Thiên Chúa ban cho. Nhiệm vụ của mỗi người là nhận ra và hiến thân cho ơn gọi đó, ngay cả khi phải từ bỏ ước mơ của chính mình.

Ý NGHĨA VÀ CÙNG ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC

Lý do là vì, điều cốt lõi của việc học không phải chủ yếu là để đạt điểm cao, để có đủ điều kiện cho một công việc, hoặc để trở thành một người toàn diện. Đúng hơn, nghiên cứu, học hành là để tìm ra mục đích tối hậu của chúng trong bối cảnh của tình yêu.

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (4)

Qua bậc khiêm nhường thứ IV, Cha thánh dạy bảo cho các môn sinh của ngài phải biết vươn lên mỗi ngày để đạt tới đỉnh cao của sự khiêm nhường, đỉnh cao đó là sống trước sự hiện diện của Chúa. Chính giữa những khó khăn, thất bại, hiểu lầm, dường như Chúa đẩy chúng ta vào, nhờ thế mà chúng ta có được kinh nghiệm về sự hiện diện của Ngài. Nhờ sự hiện diện của Chúa, chúng ta sẽ dễ dàng giải thoát được cái tôi của mình, dễ dẹp bỏ ý riêng để tìm ý Chúa qua các vị hữu trách.

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (3)

Nhiều người cho rằng những người ở trong đan viện thật là điên dại. Chưa kể họ phải từ bỏ một đời sống với đầy đủ tiện nghi, phương tiện để thoả mãn những ước muốn, nhu cầu của bản thân mà còn phải hạ mình vâng phục những người đi trước, nhiều khi đó là những người ít tuổi hay kém trí, kém học thức hơn mình. Họ khờ dại lao vào đan viện, để bị ràng buộc giữa vô số quy tắc, chịu đựng sự nhàm chán bởi một nếp sống buồn tẻ, lặp đi lặp lại.

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (2)

Qua bậc khiêm nhường thứ hai, thánh Biển Đức nhấn mạnh tới sự vâng phục, bước đầu tiên dẫn tới khiêm nhường, được xây dựng trên việc bắt chước Chúa Kitô, Ngài không đến để làm theo ý mình, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Tuy nhiên, để có thể vâng phục suốt cả cuộc đời, để không chỉ vâng phục theo hình thức, sự vâng phục phải được thấm nhuần bằng tình yêu.

ƠN GỌI TRONG KINH THÁNH

Chủ đề Chúa kêu gọi hay ơn Chúa gọi để xây dựng quan hệ với Người hay để thực hiện một nhiệm vụ cho Người xuất hiện nhiều chỗ trong Kinh thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo. Chủ đề này khi thì bùng nổ trong một câu chuyện đầy kịch tính; khi thì thể hiện thầm lặng qua kinh nghiệm của một cá nhân cảm nhận được sự hiện diện mời gọi của Thiên Chúa.

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG THEO THÁNH PHỤ BIỂN ĐỨC (1)

«Luôn đặt trước mắt lòng kính sợ Chúa » là nấc thang đầu tiên trên tiến trình của những bậc thang khiêm nhường mà thánh Biển Đức mời gọi các đan sinh bước theo trên hành trình vươn tới Thiên Chúa. Bậc thang này được xem là cánh cửa dẫn vào đời sống khiêm nhường, một bậc thang khó nhằn nhất đối với các đan sinh, bởi bậc khiêm nhường này không gắn mặc định cho một trường hợp, hay một công việc cụ thể nào đó, nhưng bậc khiêm nhường này đòi hỏi phải được thực hiện luôn luôn, bất cứ lúc nào, nơi nào.

10 QUYẾT TÂM CHO MỘT NĂM HẠNH PHÚC

“Không phải lúc nào chúng ta cũng hạnh phúc khi mọi thứ tốt đẹp; nhưng chúng ta sẽ luôn tốt lành khi chúng ta hạnh phúc.”

MỘT ĐỨC TÍNH GIÚP CHÚNG TA HẠNH PHÚC HƠN

Tính tiết kiệm làm cho những người thực hành nó trở nên cao quý và giúp họ trở nên hạnh phúc. Nó cũng giống như một mảnh rời nhỏ bé nhưng thiết yếu trong những vấn đề nan giải của cuộc sống. Đó là một lối sống sinh sôi nảy nở trong tinh thần đem lại cho chúng ta sự bình an nội tâm.

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN?

Trong Kinh Thánh, danh từ “thánh” tiếng Do thái là קָדֵשׁ – (kadesh: sacred, holy, saint), được dịch sang tiếng Hy lạp là ἅγιος-hagios, có nghĩa là việc tách ra khỏi những gì là phàm tục, hoặc giúp người ta trở nên gần với Đấng Thánh. Như thế “thánh” là những gì thuộc về thần linh. Chẳng hạn khi Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ, Ngài thưa với Chúa Cha rằng: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ – ἁγίασον αὐτοὺς ἐν τῇ ἀληθείᾳ.” (Ga 17,17).

LỊCH PHỤNG VỤ HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA 2021-2022 (NĂM C)

Lịch Phụng Vụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam 2021-2022, Năm C

Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: NHÂN PHẨM VÀ BÌNH ĐẲNG THEO THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI

Xuyên suốt Thông điệp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vị trí ưu tiên của tình yêu thương giữa con người với nhau, trong cả bối cảnh xã hội lẫn chính trị. Bằng cách khơi gợi lên tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, Đức Thánh Cha đã mơ ước có một thế giới đại đồng, trong đó mọi người được yêu thương và tôn trọng xứng với nhân phẩm.

THƯỜNG HUẤN VỀ CĂN TÍNH LINH MỤC

“Thường huấn về căn tính linh mục” giúp cho người môn đệ có thể giữ “lửa” trong ơn gọi và trong khi thực thi sứ vụ. Căn tính linh mục được thể hiện một cách cụ thể và sống động trong hai chiều kích chính yếu: (1) “cảm thức yêu mến Giáo Hội”, (2) trở nên “đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô.”[4] Chính hai chiều kích này gợi đến một nhu cầu, một đòi hỏi và như một thách đố triền miên cho tiến trình đào tạo, đó là: (3) “tự giáo dục” trường kỳ hay “thường huấn”.[5] Chúng ta đi sâu vào từng lĩnh vực.

Đan Viện Phước Lý: QUY CHẾ HUẤN LUYỆN ĐAN TU

Huấn thị Potissimum Institutioni dành cả chương III để trình bày 4 giai đoạn đào tạo tu sĩ cho tất cả các Hội dòng nói chung: Tiền tập, Tập viện, Khấn tạm và Khấn trọn. Mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, và yêu cầu đặc thù để nhận thấy sự chuyển biến trong đời sống tâm linh. Việc huấn luyện phải bao gồm cả lãnh vực thiêng liêng và tông đồ, đạo lý cũng như thực hành; tăng trưởng về đời sống nhân bản, đạo đức, tri thức và thiêng liêng.

NGHI THỨC PHỤNG VỤ THÁNH HIẾN ĐAN TU

Nghi Thức Phụng Vụ Thánh Hiến Đan Tu

Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: ĐỐI THOẠI XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ

Đối thoại là con đường đưa tới hiểu biết và yêu thương. Trên con đường đó, chúng ta phải nói chuyện, trao đổi với nhau trong tinh thần lắng nghe, nhìn nhận và tôn trọng; trên con đường đó, chúng ta phải kiên trì, can đảm và quảng đại.

Học hỏi Thông điệp Fratelli Tutti: BÁC ÁI – TRÁI TIM THIÊNG LIÊNG CỦA CHÍNH TRỊ

“Bác ái trong chính trị” là lòng yêu thương phổ quát của các nhà lãnh đạo đứng đầu trong bộ máy nhà nước, hầu đem lại công bình, hạnh phúc, và lợi ích cho nhân dân, là làm cho Quốc thái dân an.
Thiết kế Web : Châu Á