ƠN GỌI

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024

Sáng ngày 19/3, Phòng báo chí Toà Thánh đã phổ biến Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61, được cử hành vào Chúa nhật thứ IV Phục Sinh, 21/4 tới đây. Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Lắng nghe và đóng góp ý kiến trong cộng đoàn

Góp ý là một nghệ thuật không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự nhạy bén và tôn trọng. Không những “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” mà còn phải “lựa cách mà nói” nữa. Khiêm tốn trong khi góp ý yêu cầu chúng ta biết cách đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải thấu hiểu và tôn trọng quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của nhau.

Từ bỏ ý riêng để dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa

Chúa Giêsu là mẫu gương cho những ai bước theo Người: “Tôi không đến để làm theo ý tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38). Chỉ khi nào can đảm từ bỏ ý riêng, chúng ta mới thực sự là những người tự do để tìm kiếm và sống theo thánh ý Chúa.

Lao động trong đời sống đan tu

Lao động Kitô giáo được thể hiện qua qua bốn đặc tính: tiếp nối công trình tạo dựng của Thiên Chúa, tạo ra của cải vật chất để phục vụ các nhu cầu của con người, thực hiện hành vi bác ái qua việc giúp đỡ tha nhân và là phương thế để thánh hoá bản thân (x. GLHTCG 2426 - 2427). Khi trực tiếp thực hiện việc lao động, con người, một cách nào đó, đã cộng tác với Thiên Chúa, Đấng làm việc không ngừng trong sự sáng tạo và quan phòng vũ trụ vạn vật.

"Con ơi, hãy lắng nghe lời thầy dạy..." (Tu Luật thánh Biển Đức, Lời mở)

Để vâng phục, trước tiên người đan sĩ cần biết lắng nghe. Lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe viện phụ, lắng nghe anh em và lắng nghe tiếng nói của cõi lòng mình. Lắng nghe là bước đầu tiên giúp người đan sĩ nhận ra ý Chúa. Lắng nghe không phải bằng đôi tai thể lý, mà phải “ghé tai lòng” để lắng nghe với cả con tim và tấm lòng.

Thư Thánh Bộ Các Tu Hội Sống Đời Thánh Hiến về Năm Thánh 2025

Năm Thánh là năm giao hòa, hoán cải, và thống hối mang tính nhiệm tích, và như vậy, cũng là năm liên đới, hy vọng, công chính, và quyết tâm phụng sự Thiên Chúa trong niềm vui và an bình với anh chị em của mình. Được gọi là “Năm Thánh,” không chỉ vì nó khai mạc, diễn tiến, và bế mạc với những nghi thức thánh trang trọng, mà nó còn hướng đến việc đề cao sự thánh thiện trong cuộc sống.

Linh mục triều và dòng có gì khác?

Nhưng nét khác biệt nhất trong mục vụ của linh mục dòng, đó là không nhất thiết phải chăm sóc xứ đạo. Trong khi đó, cha triều thường phải quản xứ. Sự khác biệt này biểu hiện rõ khi các linh mục dòng thường được huấn luyện để hướng đến những sứ mạng cụ thể như: truyền giáo, tông đồ xã hội, giáo dục, giới trẻ, bệnh viện, v.v. Trong khi đó cha triều rất giỏi về quản trị giáo xứ và thường lưu trú tại một giáo xứ trong thời gian lâu dài. Cha dòng thì có tính lưu động cao hơn.

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (12)

Phong cách được hiểu là cung cách sinh hoạt, làm việc, những hành vi, cách xử sự tạo nên một nét riêng của một người hay một nhóm người. Theo đó, thánh Biển Đức mong muốn đặc điểm tạo nên nét riêng của người đan sĩ là luôn tỏ lòng khiêm tốn trước mặt mọi người.

Hiệp hành và đời sống đan tu: một kinh nghiệm được Chúa Thánh Thần truyền ban

Dưới ánh sáng của Thánh Clare thành Assisi, Sơ Chiara Francesca Lacchini, một nữ đan sĩ dòng Thánh Clara Capuchinô đưa ra một số suy tư sâu sắc về đời sống đan viện, những điều cần thiết cho tính hiệp hành, bao gồm cả ý nghĩa Kinh thánh về công lý và quyền lực được giới hạn. Trong đời sống đan tu luôn có sự lắng nghe, sự tham gia và phân định chung với xác tín rằng “những điều liên quan đến mọi người đều phải được tất cả đồng thuận.”

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (11)

Ở bậc khiêm nhường này, thánh Biển Đức không chỉ nhắm tới hình thức bên ngoài, nhưng là nhắm tới tâm trạng bên trong tạo nên thái độ ấy. Vì muốn có một ngoại thân trầm tĩnh, trước tiên phải có một nội tâm tĩnh lặng.

Lịch Phụng Vụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia 2023 - 2024 (Năm B)

Lịch Phụng Vụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia 2023 -2024 (Năm B)

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (10)

Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tích cực của cuộc sống. Chúng ta chỉ thật sự sống vui khi chúng ta còn giữ được nụ cười. Tuy nhiên trong bậc khiêm nhường thứ mười, thánh Biển Đức lại muốn các “đan sĩ đừng vội cười, đừng dễ cười” (TL 7,59). Vậy đâu là ý nghĩa của nụ cười mà thánh nhân muốn nói đến trong bậc khiêm nhường này?

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (9)

Nếu Đan viện là trường học phụng sự Thiên Chúa, thì sự thinh lặng chính là môn học mà các đan sĩ cần phải học tập và trau dồi. Thinh lặng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa, nhưng đồng thời nó cũng là một thách đố cho người đan sĩ trong thời đại ngày hôm nay.

Đức Thánh Cha: Ma quỷ không thể làm gì nếu có sự cầu nguyện

Đức Thánh Cha nhận định “tôi có thể làm cho ma quỷ khó chịu khi cố gắng theo Chúa và thực thi Tin Mừng. Nhưng tôi cũng có thể làm cho ma quỷ vui khi phạm tội. Ma quỷ tìm sự thất bại của con người nhưng nó không có hy vọng nếu chúng ta có sự cầu nguyện”.

Hiệp thông trong đời sống cộng đoàn

Sự hiệp thông là yếu tố cốt lõi trong đời sống cộng đoàn, nhất là đối với đời sống đan tu. Hiệp thông là sức sống, là chất keo để liên kết và làm phát triển cộng đoàn. Không thể có đời sống cộng đoàn đúng nghĩa nếu không có sự hiệp thông.

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (8)

Với sự tinh tế và đầy kinh nghiệm hơn 40 năm làm viện phụ của mình, thánh phụ Biển Đức, hơn ai hết đã nắm rõ căn bệnh thiêng liêng này, chính vì vậy để phòng ngừa cho các môn sinh, ngài đã khuyên dạy trong bậc thứ tám của mười hai bậc khiêm nhường rằng: “Bậc khiêm nhường thứ tám là đan sĩ không làm gì ngoài luật chung và gương lành các bậc trưởng thượng” (TL 7,55).

Gợi ý tĩnh tâm tháng 3/2023: Tu là thánh hiến

Theo tiếng Latin, thánh hiến là consecratio. Từ này “có nghĩa là tách rời một người hay một vật nào đó ra khỏi phạm vi phàm tục, và dành vào việc thánh thiêng”.

Mùa Chay 2023: Mười lời khuyên của Đức Phanxicô để sống bốn mươi ngày này

Thứ Tư Lễ Tro mở ra Mùa Chay, một hành trình vừa đòi hỏi vừa tràn đầy hy vọng để trở về với Thiên Chúa. Dưới đây là mười lời khuyên mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra để trải qua bốn mươi ngày này – một chọn lọc được thực hiện từ các buổi tiếp kiến và các bài giảng của Thứ Tư Lễ Tro.

Vấn đề truyền thụ ngày nay

“Truyền thụ (tradere, tiếng La tinh) nghĩa là gì? Phải truyền thụ từ ai, cho ai thì mới chính đáng?

Thư của Bộ Tu Sĩ nhân dịp cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến lần thứ XXVII (02.02.2023)

Hôm 27. 01. 2023, hướng về dịp cử hành lần thứ XXVII Ngày Đời sống Thánh hiến 02. 02 sắp tới, Đức Hồng y João Braz de Aviz, Tổng trưởng, và Đức Tổng Giám Mục José Rodríguez Carballo, Tổng Thư ký của Thánh Bộ Tu hội Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Đời sống Tông đồ, thường gọi tắt là Bộ Tu sĩ, đã gởi thư đến tất cả những người sống Đời Thánh hiến.

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (7)

Người khiêm nhường đón nhận những điều thấp kém với lòng đơn sơ tất cả những gì xảy đến, và xem đó như là điều tốt lành mà Chúa gửi đến cho ta.

Đức khiêm nhường theo thánh phụ Biển Đức (6)

Trong lời chỉ dạy dành cho các đan sĩ trong bậc khiêm nhường thứ sáu này, cha thánh không khuyên họ hãy chọn những gì hèn kém và tồi tệ nhất, nhưng là phải có một thái độ “bằng lòng” với những điều đó. Những điều hèn kém và tồi tệ nhất mà cha thánh nói đến không chỉ là những thứ vật chất bên ngoài, nhưng còn là những danh lợi và vinh quang trần thế này nữa; và thái độ bằng lòng thể hiện một sự thanh thản, bình an trong nội tâm đối với những thực tại đó.

Những tư tưởng tâm huyết của Đức Thánh Cha về linh mục

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Hễ một linh mục càng bận rộn, càng dấn thân thì càng phải dành thời giờ cho việc cầu nguyện, tóm lại là cần gần gũi với Chúa trong kinh nguyện.”

NHỮNG THÀNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Như một cốc nước đục, mỗi ngày chỉ nhỏ vào một giọt nước sạch thôi, theo thời gian cốc nước đó sẽ trở thành tinh sạch. Chúng ta hãy thử một lần như thế với những thành kiến đang có về người anh em.
Thiết kế Web : Châu Á